Có nên chờ đồ ăn nguội mới được cho vào tủ lạnh?

Có nên chờ đồ ăn nguội mới được cho vào tủ lạnh?

Ngay cả khi bạn hâm nóng lại đồ ăn để từ tối hôm trước, thì nó cũng nguy hiểm hơn là bạn nghĩ.

Tiệc đã tàn. Mọi người đều đã về nhà. Bạn giật mình tỉnh giấc và cảm thấy chỉ muốn lao ngay xuống bếp. Có thể bạn vẫn đầu bù tóc rối và còn chẳng nhìn rõ đường, nhưng một điều chắc chắn rõ ràng: Bạn đang đói cồn ruột. Mắt díp tịt, bạn tìm kiếm đồ ăn trong vô vọng, thậm chí điên cuồng – rồi bất chợn bạn thấy nó. Ở nơi đó, một vẻ đẹp tỏa sáng mỡ màng, là một hộp các tông với những mảnh phô mai còn sót lại dính lấy, nằm trên đó là một miếng pizza còn lại từ đêm qua: không cần phải hâm nóng. Liên hoan thôi!

Nghe thì có vẻ giống một câu chuyện với kết cục hạnh phúc – nhưng những lời buồn bã khủng khiếp này từ Bộ nông nghiệp Mỹ USDA sẽ dập tắt nó hoàn toàn. Nếu đồ ăn thừa bị để bên ngoài tới hơn hai giờ, các chuyên gia cho rằng tốt nhất đừng động vào nó.

Nếu đồ ăn thừa bị để bên ngoài tới hơn hai giờ, các chuyên gia cho rằng tốt nhất đừng động vào nó.
Nếu đồ ăn thừa bị để bên ngoài tới hơn hai giờ, các chuyên gia cho rằng tốt nhất đừng động vào nó.

Nhưng hai giờ vẫn là khoảng thời gian rất dài – và làm lạnh thì đôi khi lại ảnh hưởng đến chất lượng đồ ăn. Nhưng chính xác thì bao lâu là quá lâu để cho "bữa tối ngày hôm sau" trở nên nguy hiểm? Liệu bạn sẽ mạo hiểm chọn ngộ độc thức ăn để đổi lấy hương vị?

Một anh chàng tại Reddit rất muốn có được câu trả lời. "Bạn gái tôi luôn cho rằng phải để đồ ăn thừa tại nhà hàng của cô ấy nguội đến nhiệt độ phòng thì mới được cho vào tủ lạnh", anh chàng với nickname "AMA or GTFO" đăng trên cộng đồng hỏi đáp khoa học của Reddit. "Cô ấy nói rằng việc này giữ hương vị tốt hơn và tránh bị nảy sinh vi khuẩn. Liệu nó có phải là sự thực?"

Các nhà khoa học, chuyên gia an toàn thực phẩm, và các bếp trưởng vẫn cân nhắc vấn đề này: Một số người đứng về phía chờ đợi rồi mới làm lạnh, bao gồm một cựu bếp trưởng mà ông cho rằng thủ phạm chính là sự ngưng tụ. Khi thức ăn nóng bị làm lạnh quá nhanh – đặc biệt là những thứ bị đậy nắp – độ ẩm tạo ra trong hộp đựng đều có thể làm hỏng bề mặt của đồ ăn cũng như làm tăng nguy cơ phát sinh vi khuẩn.

Khi thức ăn nóng bị làm lạnh quá nhanh đều có thể làm hỏng bề mặt của đồ ăn cũng như làm tăng nguy cơ phát sinh vi khuẩn.
Khi thức ăn nóng bị làm lạnh quá nhanh đều có thể làm hỏng bề mặt của đồ ăn cũng như làm tăng nguy cơ phát sinh vi khuẩn.

Cho tới giờ, hầu hết những câu trả lời cho anh bạn trên đều chỉ ra tầm quan trọng của các biện pháp phòng ngừa vi khuẩn và cho rằng bạn cho thức ăn vào tủ càng nhanh thì sẽ càng tốt. Một thành viên reddit, vốn là một nhà khoa học thực phẩm, đã giải thích quá trình này:

"Sau khi bị nấu như bình thường, vi khuẩn trong thức ăn đi vào một trạng thái được gọi là "sốc nhiệt". Trong giai đoạn này, vi khuẩn ở trong trạng thái sinh tồn. Điều này có nghĩa là phần lớn năng lượng của chúng dùng cho việc giữ cho tế bào sống sót, chứ không phải sinh sản. Ngay sau khi trải qua trạng thái sốc nhiệt, vào một thời điểm nào đó, vi khuẩn sẽ bắt đầu sinh sổi trở lại. Điều này dựa trên những điều kiện của vi khuẩn như độ pH, nhiệt độ, khả năng cung cấp dinh dưỡng... Nó có thể là ngay sau 30 phút, hoặc lên đến một giờ hay thậm chí một ngày".

Các tác nhân gây bệnh này để lại các chất độc hại, khiến bạn mắc bệnh hay còn có thể gây ra tử vong. Theo Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh, một phần sáu người dân Mỹ - khoảng 48 triệu người – bị ngộ độc thức ăn mỗi năm. 128.000 người sẽ phải tới bệnh viện, và 3000 trong số đó sẽ chết bởi những bệnh từ thực phẩm.

Mặc dù đồ ăn nguội để bên ngoài của bạn có thể sẽ không đưa bạn tới bệnh viện – và rất nhiều người trong chúng ta cũng chẳn hề hấn gì khi ăn nốt miếng pizza còn sót lại từ đêm qua – thì tốt nhất cũng nên chọn cách an toàn hơn. Hay nói cách khác là:
"Vậy thì tôi nên cho đồ ăn vào tủ lạnh ngay lập tức hay đợi nó nguội hẳn mới cho vào? CHO LUÔN VÀO TỦ CHỨ CÒN GÌ NỮA!"

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận