10 điều chúng ta ít biết về thương hiệu Samsung

10 điều chúng ta ít biết về thương hiệu Samsung

Được biết tới là hãng sản xuất di động lớn nhất thế giới, Samsung cũng có nốt thăng trầm của riêng mình. Trong gần 80 năm thành lập và phát triển, hãng điện tử tiêu dùng Hàn Quốc đã không ngừng sáng tạo, vươn lên từ một công ty làm mì sợi trở thành một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới.

Dưới đây sẽ là 10 điều chúng ta ít biết về thương hiệu Samsung, nằm trong series "Hồ sơ công nghệ" hoàn toàn mới lần này.

Samsung có nghĩa là "ba ngôi sao"

10 điều chúng ta ít biết về thương hiệu Samsung

Được ra đời vào năm 1983, thương hiệu Samsung đã mang trong mình rất nhiều trọng trách, và được kì vọng sẽ thay đổi bộ mặt của đất nước Hàn Quốc. Ngay từ ngày đầu thành lập, chủ tịch Lee Byung-chul đã tin rằng, Samsung sẽ đại diện cho điều gì đó to lớn, với cái tên phản ánh đúng tham vọng lẫy lừng của công ty.

Trong tiếng Hàn Quốc, chữ Sam có nghĩa là "ba", còn chữ Sung có nghĩa là "ngôi sao". Hợp lại là 3 ngôi sao, ứng với 3 kỳ vọng mà Samsung đặt ra "lớn, nhiều và mạnh mẽ". Ít ai biết rằng, trước khi Samsung trở thành hãng công nghệ hàng đầu thế giới, công ty này chỉ bắt đầu với 40 nhân công, và chỉ làm mì sợi.

Tất nhiên, con đường sau này của thương hiệu Hàn Quốc trở nên sáng láng hơn. Không chỉ làm mì, mà là vươn lên tầm thế giới, hoạt động trong lĩnh vực thương mại, điện tử và công nghệ hiện nay.

Samsung ngày nay có tới 80 công ty thành viên và hơn 370.000 nhân sự

10 điều chúng ta ít biết về thương hiệu Samsung

Trên thực tế, Samsung không chỉ tham gia duy nhất vào lĩnh vực công nghệ, cũng như điện tử. Trên thực tế, Samsung có tới 59 công ty chưa được niêm yết và 19 công ty đã được niêm yết. Điều này cho thấy, các lĩnh vực mà Samsung tham gia là rất rộng lớn.

Tập đoàn Hàn Quốc có mặt từ lĩnh vực tài chính, tàu thuyền cho tới y tế. Samsung sở hữu hơn 370.000 nhân viên chính thức, và khoảng 80 công ty thành viên, trải rộng tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. Có thể bạn chưa biết, nhưng tòa nhà Burj Khalifa cao nhất thế giới (trong tấm ảnh trên) được xây dựng bởi Samsung.

Samsung bắt đầu làm TV đen trắng từ năm 1970, còn di động là năm 1986

10 điều chúng ta ít biết về thương hiệu Samsung

Các sản phẩm điện tử đầu tiên được sản xuất bởi Samsung là một chiếc TV đen và trắng, ra đời năm 1970. Những thập kỷ tiếp theo đó, Samsung bắt đầu lấn sân sang điện thoại di động, với một chiếc điện thoại gắn liền vào xe hơi năm 1986. Và cho tới ngày nay, Samsung chính là nhà sản xuất di động hàng đầu thế giới.

Kể từ khi thành lập, logo của Samsung đã thay đổi 3 lần

10 điều chúng ta ít biết về thương hiệu Samsung

Kể từ khi ra đời, Samsung chỉ thay đổi logo 3 lần. Ở giữa chính là logo mới được Samsung thay đổi gần đây, vào năm 1993. Trước đó, logo thường đi kèm biểu tượng 3 ngôi sao, cũng chính là tên gọi của hãng này dịch sang tiếng Hàn Quốc. Và du có thay đổi ra sao, chữ Samsung vẫn được hãng giữ nguyên.

Triết lý cốt lõi của Samsung Electronics được đưa ra lần đầu vào năm 1993

10 điều chúng ta ít biết về thương hiệu Samsung

Để trở thành một công ty công nghệ hàng đầu thế giới như ngày nay, Samsung đã buộc phải chuyển mình vào năm 1993. Đây là thời điểm mà chủ tịch Lee Kun Hee đã đưa ra một triết lý mới nhằm thúc đẩy chất lượng sản phẩm của Samsung, và cũng là một trong những nguyên lý cốt lõi cho sự thành công của thương hiệu này.

Trong đó, ông đã khuyến khích nhân viên của mình "thay đổi tất cả mọi thứ, ngoại trừ gia đình của họ". Và để thúc đẩy hơn nữa triết lý này, Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực của Samsung đã liên tục cho ra lò các khóa học đào tạo và phát triển mới nhằm giúp các nhân viên của công ty trở nên chuyên nghiệp hơn.

Thế nhưng, lần thay đổi mạnh mẽ nhất phải tới năm 1995...

Đôi khi việc đưa ra tuyên bố là một chuyện, còn thực hiện hay không lại là chuyện khác. Với Samsung cũng vậy, dù chủ tịch Lee Kun Hee đã đưa ra quyết sách mới vào năm 1993. Nhưng cho tới tận năm 1995, các sản phẩm của Samsung vẫn chưa thực sự đạt tới chất lượng như ông mong muốn.

Và để chứng tỏ sự quyết tâm của bản thân, hội đồng quản trị của Samsung đã cho tiêu hủy, đập bỏ một khối lượng lớn các điện thoại, TV, màn hình có tổng giá trị lên tới 50 triệu USD. Đáng chú ý hơn, sự việc này diễn ra trước mắt hơn 2.000 nhân viên của Samsung.

Kể từ thời điểm đó, chất lượng sản phẩm của hãng đã tăng lên đáng kể, tốc độ xuất xưởng cũng nhanh hơn. Có lẽ, các tín đồ của Samsung hiện tại sẽ phải cảm ơn ông Lee Kun Hee về quyết định mạnh mẽ năm đó. Vì nhờ có ông, mà các sản phẩm của Samsung ngày nay đã được đánh gia cao về cả chất lẫn lượng.

Chiếc điện thoại CDMA đầu tiên

10 điều chúng ta ít biết về thương hiệu Samsung

Samsung SCH-100 là chiếc điện thoại CDMA đầu tiên của công ty Hàn Quốc, được chính thức phát hành vào năm 1996. Mặc dù công nghệ này không tân tiến bằng chuẩn GSM trước đây, nhưng vào thời đó, CDMA là công nghệ số một, cũng tương tự như chúng ta đang sử dụng 4G LTE hiện nay. Và kể từ sau chiếc Samsung SCH-100, Samsung luôn đi đầu trong những công nghệ mới.

Chiếc điện thoại kiêm đồng hồ đeo tay đầu tiên

10 điều chúng ta ít biết về thương hiệu Samsung

Điện thoại kiêm đồng hồ Samsung SPH-WP10.

Trước khi những chiếc smartwatch thuộc dòng Gear được ra đời, Samsung từng tạo ra một chiếc điện thoại kiêm đồng hồ đeo tay. Nó sở hữu đầy đủ những tính năng thú vị có trên smartwatch ngày nay, như gọi điện, nhắn tin một cách dễ dàng. Và nhấn mạnh, một thiết bị như vậy đã ra đời vào năm 1999.

Khi đó, thiết bị này được gọi là Samsung SPH-WP10, vừa đóng vai trò như một chiếc điện thoại, vừa là đồng hồ đeo tay tiện dụng. Samsung SPH-WP10 có kiểu dáng vuông vức, đeo lên tay dễ dàng, với một màn hình LCD, và các phím điều hướng bằng nút cứng. Thậm chí, chúng ta còn có thể ra lệnh bằng giọng nói.

Không ngạc nhiên, khi các thiết bị như vậy chưa thực sự thành công như mong đợi. Tuy nhiên, đây cũng là tiền đề để Samsung trình làng hàng loạt mẫu smartwatch khá thành công ngày nay.

Samsung từng có một chiếc smartphone đi trước cả Android và iOS

10 điều chúng ta ít biết về thương hiệu Samsung

Samsung không phải là nhà sản xuất đầu tiên tham gia vào thị trường smartphone. Nhưng họ cũng từng có một sản phẩm để đời đi trước các nền tảng Android và iOS có tên SGH-i300. Đây là một chiếc điện thoại PDA, được Samsung tạo ra cho nhà mạng Sprint của Mỹ.

Chiếc SGH-i300 chạy trên hệ điều hành Palm, có đầy đủ chức năng của một chiếc điện thoại thông thường, như nghe gọi, nhắn tin và chạy các ứng dụng thông minh. Có thể, SGH-i300 chưa phải một chiếc smartphone thành công, nhưng đây cũng là sản phẩm đi tiên phong của Samsung trong thị trường smartphone.

Luôn có chi phí marketing khổng lồ

Chìa khóa thành công cho một sản phẩm là gì? Đó chắc chắn là các chiến lược quảng cáo. Bởi dù sản phẩm của bạn có tốt tới mấy, chúng sẽ khó lòng được bán chạy khi không ai biết tới chúng. Tương tự với Samsung, là nhà sản xuất hàng đầu trên thị trường di động, công ty Hàn Quốc chi ra hàng tỷ USD mỗi năm cho việc quảng cáo.

Chỉ tính riêng trong năm 2013, chi phí marketing mà Samsung chi ra lên tới 4 tỷ USD. Và đó là còn chưa nhắc tới khoảng 5 tỷ USD khác cho các chiến dịch truyền thông nói chung.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận