Apple “âm mưu” dụ người dùng mua iPhone mới

Apple “âm mưu” dụ người dùng mua iPhone mới

Người dùng liên tục mong muốn "lên đời" iPhone mỗi khi Apple tung ra mẫu smartphone chủ lực của công ty. Hành động đó không chỉ bị thôi thúc bởi mong muốn của người dùng, mà chính xác đó là "âm mưu" của Apple.

Apple “âm mưu” dụ người dùng mua iPhone mới

Theo HuffingtonPost, Apple trở thành đại gia công nghệ lợi nhuận nhất thế giới khi phát triển được một nền tảng người dùng trung thành, những người luôn "đâm đầu" vào thiết bị của hãng và sẵn sàng đều đặn thay máy mỗi khi có phiên bản mới ra đời. Thậm chí hiện nay Apple còn có một chương trình, theo đó bạn có thể trả góp hàng tháng để lấy iPhone mới hàng năm.

Giờ đây, một nghiên cứu thị trường mới đã cho thấy cách Apple "dụ dỗ" người dùng nâng cấp sản phẩm như thế nào. Theo kết quả nghiên cứu này, những sản phẩm mà chúng ta nghĩ là "nâng cấp" – thậm chí khi các tính năng vẫn hầu như giống phiên bản cũ – khiến chúng ta đưa ra quyết định mua sản phẩm mới.

Hiện tượng này, được gọi là "hội chứng quên so sánh", xảy ra khi người tiêu dùng thích sản phẩm nâng cấp mới mà không chịu đánh giá lại sản phẩm họ đang sở hữu. Xu hướng này đi cùng với một "kế hoạch chứng tỏ lỗi thời", trong đó nhà sản xuất sẽ "cố tình" khiến sản phẩm hàng hóa có tuổi thọ ngắn và nhanh chóng trở nên lỗi thời khi phiên bản mới ra mắt.

"Hội chứng quên so sánh" là tên gọi được đặt ra để nói về xu hướng mọi người không so sánh đầy đủ phiên bản nâng cấp với phiên bản đã có. "Mặc dù mọi người biết điều này quan trọng, nhưng họ thường không làm và thường mua bản nâng cấp chứ không theo đuổi ý kiến riêng của mình", Tiến sỹ Aner Sela, giáo sư marketing tại trường Đại học Florida , chia sẻ.

Sela và các đồng nghiệp đã thực hiên 5 nghiên cứu với hơn 1.000 người dùng smartphone trong độ tuổi 18 đến 78. Trong một nghiên cứu, 95% người dùng nói so sánh sản phẩm là quan trọng, 78% đồng ý "so sánh bản nâng cấp với bản hiện tại là yếu tố quan trọng trong quyết định mua hàng".

Nhưng, người tiêu dùng lại không thực sự tiến hành so sánh. Thay vào đó, sự hào nhoáng của thiết bị mới dường như đã choán hết tâm trí họ. Sela rất ngạc nhiên khi phát hiện ra ngay cả khi người tiêu dùng nhận thấy các tính năng so sánh giữa hai sản phẩm cũ và mới, họ vẫn không đưa những thông tin đó vào quá trình quyết định, trừ khi họ được nói hãy làm như thế.

Không may, dường như không mấy phương thuốc để chữa trị căn bệnh "hay quên" này của người tiêu dùng. Và theo Sela, giải pháp thực sự là các công ty hãy có trách nhiệm khi công bố sản phẩm ra thị trường.

Hoàng La

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận