Apple buộc các xưởng tái chế phá vụn iPhone và MacBook, không cho lấy lại linh kiện cũ

Apple buộc các xưởng tái chế phá vụn iPhone và MacBook, không cho lấy lại linh kiện cũ

Thứ Tư vừa rồi, Apple vừa công bố Báo cáo Trách nhiệm Môi trường của mình, một nỗ lực hàng năm của hãng công nghệ khổng lồ này nhằm nói với công chúng rằng họ là một công ty tiến bộ, thân thiện với môi trường. Nhưng sau những từ ngữ hào nhoáng ấy, công ty này đang cố gắng tìm cách kéo dài tuổi thọ sản phẩm của mình ra (dù công bằng mà nói thì hãng nào cũng sẽ làm như vậy).

Apple buộc các xưởng tái chế phá vụn iPhone và MacBook, không cho lấy lại linh kiện cũ

Kế hoạch mới của Apple là chế tạo các thiết bị điện thoại iPhone cũng như máy tính hoàn toàn từ vật liệu tái chế, thông qua việc ép ngành công nghiệp tái chế phải tự cải tiến chính mình. Thế mà những tài liệu mà trang tin Motherboard lấy được từ quyền Tự do Thông tin (Freedom of Information) cho thấy rằng những hành động hiện tại của Apple đang ngăn cản bước tiến của chính ngành tái chế ấy.

Cụ thể, Apple đang ngăn cản phương thức làm việc tốt nhất mà ngành tái chế có thể làm: thay vì để thu hồi nguyên chiếc điện thoại hoặc máy tính từ bãi phế thải, họ ép những xưởng tái chế nghiền vụn iPhone và MacBook ra để chúng không còn có khả năng sửa nữa. Họ muốn biến những đồ điện tử cũ ấy thành những mảnh kim loại vụn và kính vỡ.

Báo cáo tái chế mà Apple gửi chính quyền bang Michigan năm 2013.

Apple buộc các xưởng tái chế phá vụn iPhone và MacBook, không cho lấy lại linh kiện cũ

Vật liệu được tháo gỡ ra bằng tay và bằng máy sẽ được nghiền vụ ra thành những mảnh kim loại, nhựa và kính có kích cỡ nhỏ”,John Yeider, người phụ trách chương trình tái chế của Apple viết trong “Báo cáo về Chương trình Hoàn trả”, được nộp lên Ban kiểm soát Chất lượng Môi trường Michigan hồi năm 2013. “Toàn bộ ổ cứng bị nghiền vụ ra thành những miếng nhỏ. Những miếng nhỏ sau đó được phân loại theo thành phần của chúng. Sau đó, vật liệu được bán lại và dùng trong việc sản xuất sản phẩm mới. Không tái chế. Không thu nhặt linh kiện cũ. Không bán lại”.

Hiển nhiên Apple là một nhà sản xuất chứ không phải là một công ty tái chế thiết bị. Dù con robot tái chế của họ nhìn có vẻ hào nhoáng lắm, nhưng chúng chỉ có thể tháo gỡ được 2,4 triệu thiết bị điện thoại mỗi năm, và con số ấy quá nhỏ so với số 215,3 triệu iPhone được bán ra vào năm 2016. Đa số thiết bị không về được tới tay Apple, và nếu có, họ cũng chẳng xử lý được hết con số 200 triệu máy ấy.

Dù vậy, họ vẫn có trách nhiệm tái chế hàng ngàn tấn đồ điện tử mỗi năm do luật “trách nhiệm nhà sản xuất” của từng bang nước Mỹ yêu cầu vậy: mỗi năm, các công ty điện tử phải tái chế lượng rác thải điện tử dựa trên lượng thiết bị bán ra trong bang.

Apple buộc các xưởng tái chế phá vụn iPhone và MacBook, không cho lấy lại linh kiện cũ

Những tài liệu liên quan tới việc tái chế mà phóng viên Motherboard thu thập được đã xác nhận được những điều sau:

- Hầu như toàn bộ hoạt động tái chế của Apple dựa vào bên thứ ba.

- Các sản phẩm của Apple chỉ chiếm một phần nhỏ trong hoạt động tái chế của toàn bộ hãng này.

- Apple có một thỏa thuận “bắt buộc phải nghiền nát sản phẩm” với những xưởng tái chế, ngăn chặn việc lấy lại các linh kiện điện tử của họ từ đống phế liệu.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận