Bán lẻ trực tuyến sẽ tiếp tục gia tăng tại Việt Nam

Bán lẻ trực tuyến sẽ tiếp tục gia tăng tại Việt Nam

Để nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp về xu thế kinh doanh, cũng như tầm quan trọng của việc xây dựng hiện diện trực tuyến và tiếp thị trực tuyến, nhiều chuyên gia uy tín đến từ các tổ chức và doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu và kinh doanh thương mại điện tử như Google, Nielsen, Facebook, Vietnam Post, Alibaba, Mắt Bão, Verisign… đã được mời đến để chia sẻ kiến thức cũng như kinh nghiệm.

Bán lẻ trực tuyến sẽ tiếp tục gia tăng tại Việt Nam

Theo báo cáo Global Trust in Advertising 2015 của Nielsen, người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng nhiều nhất vào quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm, theo sau đó là mạng xã hội, video trực tuyến, và banner trực tuyến.

Các chuyên gia cho rằng: Thương mại điện tử với phương thức bán hàng đa kênh đã phát triển và trở thành hình thức phổ biến trên thế giới hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Tại Việt Nam, bán lẻ trực tuyến sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới khi các doanh nghiệp bán lẻ trong và ngoài nước đều hướng đến mô hình bán lẻ đa kênh với khoản đầu tư không nhỏ vào kênh bán lẻ trực tuyến.

Trong bối cảnh đó, ông Nguyễn Ngọc Dũng cho rằng: các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần thay đổi tư duy, nắm bắt xu hướng kinh doanh trực tuyến để gia tăng sức cạnh tranh.

Với hơn 54% dân số sử dụng Internet cùng số lượng lớn người sử dụng các thiết bị thông minh, Việt Nam được xem là thị trường tiềm năng để phát triển thương mại điện tử.

Cùng đó, doanh số thương mại điện tử bán lẻ từ các công ty cho người tiêu dùng (B2C) của Việt Nam năm 2016 đã đạt 5 tỷ USD, chiếm trên 3% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Trong 5 năm tới, thị trường thương mại điện tử B2C Việt Nam được dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng 2 con số. Đây là tiềm năng to lớn của thương mại điện tử đối với ngành bán lẻ Việt Nam. Đặc biệt, nhằm thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016-2020, mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, thương mại điện tử bán lẻ đạt 10 tỷ USD, chiếm tỉ trọng 50% tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nước.

 thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến, bán lẻ trực tuyến, Mắt Bão, Tên miền, tên miền .com, hiện diện trực tuyến, VECOM,
Ông Nguyễn Ngọc Dũng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM)

Tuy nhiên, để thương mại điện tử phát triển xứng với tiềm năng sẵn có và thúc đẩy sự phát triển của ngành bán lẻ Việt Nam thì vẫn còn nhiều khó khăn cần giải quyết. Trong đó, điều quan trọng nhất là các doanh nghiệp cần đồng nhất thông tin giữa thị trường thực và ảo để xây dựng lòng tin với khách hàng.

Đồng quan điểm về vấn đề này, ông Dũng cho rằng: “Cách hiệu quả nhất để kinh doanh trực tuyến là sở hữu một website kết hợp với hiện diện truyền thông mạng xã hội để lan tỏa các thông điệp của doanh nghiệp và nuôi dưỡng mối quan hệ với lượng lớn khách hàng. Và bước đầu tiên để xây dựng hiện diện trực tuyến đáng tin cậy và thành công là chọn đúng tên miền”.

Bán lẻ trực tuyến sẽ tiếp tục gia tăng tại Việt Nam
Ông Lê Hải Bình, Chủ tịch Công ty Mắt Bão trog phần chia sẻ tại Diễn đàn

Ông Lê Hải Bình, Chủ tịch Công ty Mắt Bão chia sẻ thêm: “Sử dụng tên miền mở rộng uy tín sẽ đem lại cho các doanh nghiệp một sự tín nhiệm nhất định. Có rất nhiều doanh nghiệp quốc tế, bao gồm cả 500 công ty thuộc danh sách Fortune 500, khi cân nhắc các tiêu chuẩn toàn cầu để kinh doanh trực tuyến đều đã lựa chọn sử dụng tên miền .com để xây dựng website của mình với khát vọng mở rộng kinh doanh vươn ra ngoài mạng lưới khách hàng hiện tại trong khu vực. Thêm vào đó, với mức độ vận hành chính xác và ổn định của cơ sở hạ tầng Hệ thống Tên miền (DNS) của tên miền .com hơn 18 năm qua, với hơn 127.5 triệu tên miền .com đã được đăng ký trên toàn thế giới, việc sở hữu tên miền .com được coi là lựa chọn đúng đắn của các DNVVN để phát triển hiện diện trực tuyến”.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận