Cơ chế phát hiện vi phạm bản quyền của Youtube, Facebook như thế nào?

Cơ chế phát hiện vi phạm bản quyền của Youtube, Facebook như thế nào?

Nếu đã từng tải một video có âm thanh như nhạc của một bài hát nào đó lên Youtube hay Facebook, sau đó bạn thấy video của mình bị xóa thì cũng đừng ngạc nhiên nhé, bạn có thể đang vi phạm bản quyền đấy!

Nhưng điều ngạc nhiên là làm thế nào mà Facebook hay Youtube có thể nhanh chóng nhận ra và xóa nó đi vậy?

Sau một sự cố về bản quyền mà chính Youtube vướng phải, họ đã thật sự quan tâm tới vấn đề này và thực tế đã làm rất tốt dù quản lý hơn 1 tỷ video với khoảng 300.000 video/clip đăng tải mỗi ngày.

Cơ chế phát hiện vi phạm bản quyền của Youtube, Facebook như thế nào?

Bằng cách sử dụng bộ lọc video bằng công nghệ siêu cấp mang tên Content ID, dù chỉ một đoạn nhạc ngắn vi phạm bản quyền, video của bạn có thể bị gỡ bỏ trong vòng... 1 nốt nhạc!

Bộ lọc sẽ quét video mới tải lên và so sánh với ngân hàng dữ liệu chứa thông tin độc quyền để so sánh đối chiếu, từ đó loại bỏ nếu thông tin trùng lặp.

Để có thể cạnh tranh với Youtube hay Google, Facebook cũng có những chính sách và công nghệ chống vi phạm bản quyền mang tên tên Audible Magic. Thông qua "công nghệ vân tay âm thanh" Audible Magic sẽ loại bỏ những video vi phạm chỉ trong tích tắc.

Tuy nhiên vấn đề chính lại nằm ở nhận thức ở mỗi cá nhân, chúng ta cần tôn trọng công sức sáng tạo của người khác, tránh hành vi cố tình "lách luật" như đạo nhái, chỉnh sửa, thay đổi và biến nó thành của mình.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận