Cục Quản lý Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng: Phản ánh, khiếu nại liên quan đến thương mại điện tử chiếm trên 50%

Cục Quản lý Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng: Phản ánh, khiếu nại liên quan đến thương mại điện tử chiếm trên 50%

Thông tin nêu trên vừa được ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, Cục trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho biết tại lễ khai trương Hệ thống quản lý và giải quyết phản ánh, khiếu nại, tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử và ký cam kết “Nói không với hàng giả trong thương mại điện tử” đợt 2 được tổ chức hôm nay, ngày 18/12/2019.

Hàng giả trong thương mại điện tử có dấu hiệu nghiêm trọng hơn | Sẽ quy định tăng trách nhiệm của chủ sàn giao dịch thương mại điện tử  |Cục Quản lý Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng: Phản ánh, khiếu nại liên quan đến thương mại điện tử chiếm trên 50%

Lễ ký cam kết “Nói không với hàng giả trong thương mại điện tử” đợt 2 được Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thuộc Bộ Công Thương tổ chức hôm nay, ngày 18/12/2019.

Hàng giả trong thương mại điện tử có dấu hiệu nghiêm trọng hơn

Trong đợt 2 này, có 10 doanh nghiệp tham gia cam kết “Nói không với hàng giả trong thương mại điện tử”, gồm 5 doanh nghiệp kinh doanh chuỗi bán lẻ là Thegioididong.com, FPTShop.com.vn, Hc.com.vn, Mediamart.vn, Pico.vn; cùng 5 doanh nghiệp vận hành sàn thương mại điện tử và cung cấp dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử là Rongbay.com/Enbac.vn, Vatgia.com, Fado.vn, Joolux.com, Sapo.vn. Tổng số doanh nghiệp đã ký cam kết “Nói không với hàng giả trong thương mại điện tử” qua 2 đợt là 15 doanh nghiệp.

Theo đánh giá của ông Tân, sự tham gia đông đảo của cộng đồng doanh nghiệp đang kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử trong 2 đợt ký cam kết “Nói không với hàng giả trong thương mại điện tử” là cơ sở vững chắc để khẳng định sự chủ động của các doanh nghiệp trong việc cam kết cùng nhau xây dựng một môi trường kinh doanh, tiêu dùng trực tuyến lành mạnh, bền vững.

Tuy nhiên, vị Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cũng cho biết, hàng giả luôn là vấn đề nhức nhối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Trong bối cảnh thương mại điện tử Việt Nam phát triển mạnh, tình trạng này không những không giảm mà ngày càng có dấu hiệu nghiêm trọng hơn.

Những năm gần đây, trung bình hàng năm Cục Quản lý cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng tiếp nhận khoảng 1.500 khiếu nại, phản ánh của người tiêu dùng thì trong đó hơn 50% là có liên quan đến giao dịch thương mại điện tử về các vấn đề hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng…

Các hành vi vi phạm điển hình có thể kể đến như: chất lượng không giống như quảng cáo hoặc quảng cáo gian dối; thông tin sai về xuất xứ, giá cả; không cho xem hàng trước khi thanh toán; thanh toán mà không nhận được hàng; giao hàng chậm; hủy đơn hàng khuyến mại; hủy đơn không có lý do; không thực hiện nghĩa vụ bảo hành, không xuất hóa đơn…

“Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, hiểu và thực hiện tốt các quy định để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng là cach để các doanh nghiệp thương mại điện tử tạo dựng lợi thế cạnh tranh, tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp”, đại diện Cục Quản lý cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng nhận định.

Người đứng đầu Cục Quản lý Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đưa ra khuyến nghị, bên cạnh những trách nhiệm chung theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các doanh nghiệp thương mại điện cần lưu ý thêm một số vấn đề, đơn cử như: cần thực hiện tốt trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ trong cung cấp thông tin về hàng hóa dịch vụ cho người tiêu dùng; nghiêm túc thực hiện trách nhiệm của bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng.

Nhấn mạnh vai trò quan trọng của chủ sàn cũng như của bên thứ ba trong giao dịch thương mại điện tử, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đề nghị trách nhiệm của những doanh nghiệp này cần được nâng lên một bước nữa bằng rất nhiều biện pháp tự thân của các doanh nghiệp nhưng đồng thời với đó cũng cần có sự thay đổi về mặt cơ chế chính sách.

Sẽ quy định tăng trách nhiệm của chủ sàn giao dịch thương mại điện tử

Đồng thuận với Khẳng định sự cần thiết phải triển khai các giải pháp để thị trường thương mại điện tử Việt Nam phát triển lành mạnh hơn, bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người tiêu dùng, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh cho biết, thời gian tới Bộ Công Thương sẽ điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động thương mại điện tử để tăng cường phòng chống gian lận thương mại trên môi trường mạng.

Hàng giả trong thương mại điện tử có dấu hiệu nghiêm trọng hơn | Sẽ quy định tăng trách nhiệm của chủ sàn giao dịch thương mại điện tử  |Cục Quản lý Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng: Phản ánh, khiếu nại liên quan đến thương mại điện tử chiếm trên 50%

Theo đại diện đơn vị phân phối thương hiệu đồng hồ, máy tính CASIO, thời gian qua, vấn đề hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên các sàn, website thương mại điện tử rất phổ biến và tinh vi (Trong ảnh: Đơn vị phân phối thương hiệu đồng hồ, máy tính CASIO tại Việt Nam hướng dẫn nhận biết hàng giả)

Theo ông Linh, mới đây, lãnh đạo Bộ Công Thương đã chỉ đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư quy định quản lý các website thương mại điện tử, trong đó dự kiến có quy định tăng trách nhiệm của các chủ sàn giao dịch thương mại điện tử theo hướng là các chủ sàn phải có trách nhiệm hơn với các hàng hóa của người bán khi đăng trên các sàn.

“Đây sự điều chỉnh rất cần thiết. Bởi lẽ hiện nay, qua công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chúng tôi thấy rằng, sàn giao dịch thương mại điện tử của các nền tảng mạng xã hội đang trở thành nơi cung cấp hàng hóa, quảng cáo và bán hàng hóa rất nhiều, tuy nhiên các thông tin về hàng hóa đăng trên các sàn đang có rất nhiều vấn đề, không đủ thông tin cho người tiêu dùng quyết định mua hàng, dẫn đến rất nhiều hàng giả, hàng nhái trà trộn. Hiện quy định về trách nhiệm của các chủ sàn giao dịch thương mại điện tử còn tương đối lỏng.

Bộ Công Thương đã có dự thảo đầu tiên và dự kiến Thông tư này sẽ ban hành sớm trong nửa đầu năm 2020 để kịp thời điều chỉnh lại trách nhiệm của người mua, người bán và đặc biệt là người vận hành các sàn giao dịch thương mại điện tử”, ông Linh cho hay.

Ông Linh cũng thông tin thêm, trong năm 2020, Bộ Công Thương sẽ trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 52 về thương mại điện tử và đây sẽ là sự điều chỉnh chính sách lớn. Nghị định 52 được ban hành từ năm 2013, qua 6 năm, thương mại điện tử đã thay đổi rất nhiều, do đó đã đến lúc cần có các văn bản, chính sách phù hợp hơn với tốc độ phát triển như vũ bão.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận