Cựu CEO Nguyễn Thành Nam chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp của FPT

Cựu CEO Nguyễn Thành Nam chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp của FPT

Cựu CEO Nguyễn Thành Nam chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp của FPT

Ông Nguyễn Thành Nam - đồng sáng lập, cựu CEO FPT chia sẻ với các startup tham gia buổi huấn luyện chủ đề "Nghiên cứu và phát triển khách hàng" trong khuôn khổ chương trình TFI khóa 6.

“Cả FPT tái cấu trúc sau buổi gặp IBM”

“Nghiên cứu và phát triển khách hàng” là chủ đề của buổi huấn luyện thứ ba trong chương trình huấn luyện khởi nghiệp Topica Founder Institute khóa 6 vừa được Topica Edtech Group tổ chức vào trung tuần tháng 9 vừa qua tại Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, số 7 Xã Đàn, Hà Nội.

Đến với buổi huấn luyện này, ông Nguyễn Thành Nam - đồng sáng lập, cựu CEO FPT chia sẻ: “Bạn hiểu thế nào là khởi nghiệp? Trong tư duy của tôi, khởi nghiệp là sáng tạo ra một sản phẩm giải quyết được nỗi đau của xã hội, và thường gắn liền với công nghệ. Nỗi đau của xã hội ở giai đoạn FPT khởi nghiệp là vấn đề cơm áo gạo tiền, là cơm chưa đủ ăn, áo chưa đủ mặc, về cơ bản lúc đó nỗi đau cần công nghệ giải quyết là chưa tồn tại.

“Trong hoàn cảnh bị Mỹ cấm vận về kinh tế, Đội ngũ FPT thời đó đã có một bước đi táo bạo: liên hệ với Ý để mua máy tính rồi bán lại với Liên Xô để đổi lấy các đồ công nghiệp cần thiết. Trong quá trình vận chuyển đường dài như vậy, việc hỏng hóc là không thể tránh khỏi. Chính vì thế, đội ngũ FPT thời đó phải mày mò để sửa chữa dù không được đào tạo bài bản. Ngay đến tận bây giờ, mảng bảo hành vẫn là một trong những thế mạnh của FPT. Câu chuyện khởi nghiệp của FPT đã diễn ra như thế, đánh từ 0 “có gì” lên 1. Nhìn nhận một cách nào đó, có lẻ FPT là Startup đầu tiên của Việt Nam “Go Global” thành công”, ông Nam kể.

Cũng theo cựu CEO FPT Nguyễn Thành Nam, thời điểm IBM đến Việt Nam, khi đó FPT còn rất bề bộn, chỉ có 2 phòng kinh doanh và tổng hợp nhưng toàn bộ công ty vẫn quyết tâm trở thành đối tác kinh doanh của IBM.

Chia sẻ với các Founder tham dự TFI khóa 6, việc tổ chức gặp mặt thời đó không khác gì gọi vốn bây giờ, muốn nhận hợp tác cũng phải “bày binh bố trận”, phải biết khi nào họ đến và phải làm sao để chỉ gặp một lần họ cũng phải thích mình ngay. Có thể nói, cả FPT tái cấu trúc sau hôm gặp IBM. Rồi đến thời điểm công ty đổi sắc, FPT lại gặp vấn đề về chia lợi nhuận.

Nhớ lại những ngày đầu khởi nghiệp của FPT, ông Nam chia sẻ thêm: “Trong startup, yếu tố đoàn kết đội ngũ rất quan trọng. Thời điểm đó, điều dũng cảm nhất là phải “dám chia không đều”. Nếu thời điểm đó mà chia đều thì chắc FPT đã tan rã và không có ngày hôm nay”.

Founder đừng ngại lăn xả ra thị trường để có khách hàng đầu tiên

Tại FPT, tinh thần phát triển vươn tầm thế giới rất cao, luôn hướng tới thị trường nước ngoài là điểm tựa cần vươn tới. Khi đó, ông Nguyễn Thành Nam là người được giao nhiệm vụ xuất khẩu giáo dục với mục tiêu Đại học FPT đảm bảo học sinh 100% là người nước ngoài. Từ kinh nghiệm thu được trong quá trình tìm kiếm những khách hàng đầu tiên, ông Nguyễn Thành Nam chia sẻ: “Để tìm kiếm các khách hàng đầu tiên, Founder đừng ngại lăn xả ra thị trường, bán nước bọt, tìm đủ mọi cách để thuyết phục, cứ “chém gió” thật ác vào mặc dù sản phẩm chưa có gì. Khi có khách hàng đầu tiên rồi thì mới có đường xây dựng sản phẩm”.

Trao đổi với các Founder tại buổi huấn luyện thứ ba của chương trình TFI khóa 6, ông Aaron Everhart - Founder của Hatch! cho rằng: “Những khu vực không có công ty nào đầu tư, bạn nên tìm ra những thị trường như vậy và tìm hiểu: những khách hàng ở những thị trường đó mong muốn điều gì mà những công ty khác không đáp ứng được để từ đó đầu tư vào nó”.

Cựu CEO Nguyễn Thành Nam chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp của FPT

Ông Aaron Everhart - Founder của Hatch! khuyên các startup Việt nên chú ý tới phản ứng của khách hàng tới sản phẩm của mình.

Founder của Hatch! cũng khuyên các startup Việt nên chú ý tới phản ứng của khách hàng tới sản phẩm của mình. “Những cuộc khảo sát là sợi dây kết nối giữa công ty và khách hàng. Và thông qua đó, sản phẩm của bạn sẽ được cải thiện hơn . P.E.S.T.L.E & S.W.O.T là một nguồn khảo sát, nghiên cứu khác. Những cuộc khảo sát này cần sự chính xác cao để bạn hiểu được tình trạng hiện tại của công ty. Sự cạnh tranh tức là bạn cần phải tìm hiểu thông tin về các đối thủ có dòng sản phẩm như mình bằng nhiều phương tiện khác nhau để từ đó tạo ra sự khác biệt riêng có cho sản phẩm”, ông Aaron Everhart nói.

Từ kinh nghiệm sau 10 năm làm trong lĩnh vực tư vấn, ông Phạm Minh Toàn, Sáng lập, CEO Time Universal nhận định: “Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các startup đều gặp bài toán: chúng ta đều bán cái chúng ta có, không bán cái khách hàng cần. Vì thế, các bạn khi bắt đầu cần tập trung vào 2 thứ: một là Customer Insight - hiểu được chân dung khách hàng và 2 là Customer Journey - hành trình trải nghiệm của khách hàng khi họ sử dụng sản phẩm, bởi chỉ có hiểu được khách hàng mới giúp bạn biết được điểm mấu chốt để khai thác và phát triển sản phẩm của mình”.

Với Customer Insight, theo ông Toàn, startup cần thực sự hiểu khách hàng quan tâm điều gì, trong các tính năng của sản phầm thì cần chọn tính năng nào ra thị trường trước. Còn về Customer Journey, cần hiểu rõ về hành vi của khách hàng. Nếu chỉ đáp ứng một số nhỏ khách hàng, các startup hay chọn các khách hàng khó tính nhất để làm sản phẩm nhưng thường sai lầm vì khách hàng khó tính nhất không phải là phần đông số khách hàng.

Chia sẻ với các Founder về dự án Bất động sản, ông Toàn cũng cho hay, trong quá trình làm, đối tượng mục tiêu ban đầu lại không phải là khách hàng chính, sau khi khảo sát và trao đổi với các khách hàng, ông đã có những thay đổi trong cách marketing và tiếp cận tới nhiều khách hàng hơn.

“Số liệu thị trường ai cũng thấy, nhưng insight đòi hỏi sự tinh tế, thế mạnh của startup, ai hiểu được sẽ thắng. Apple và Samsung sẽ luôn thay đổi dựa trên insight khách hàng, tại sao nhãn hàng lại làm như vậy, dựa trên insight gì. Tư duy như vậy sẽ hiểu đc khách hàng và làm sản phẩm”, ông Toàn chia sẻ.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận