Khi các ứng dụng và tiện ích đã bão hòa, startup công nghệ tìm thị trường mới ở đâu?

Khi các ứng dụng và tiện ích đã bão hòa, startup công nghệ tìm thị trường mới ở đâu?

Bảo mật và an ninh mạng không còn là chủ đề quá mới nhưng hiện nay nó là lĩnh vực thu hút được nhiều sự chú ý nhất trong giới khởi nghiệp. Những cuộc tấn công mạng trên toàn cầu như WannaCry vừa qua, thu hút sự chú ý của không chỉ giới công nghệ mà còn của giới báo chí và truyền thông, các doanh nghiệp và người tiêu dùng ngày càng lo lắng về mức độ biến đổi đa dạng của những mối đe dọa, trong khi đó các nhà đầu tư và doanh nghiệp công nghệ lại coi đây là những cơ hội vàng.

Sarah Guo, nhà đầu tư của Greylock Partners cho biết: “Các startup an ninh mạng hiện nay có rất nhiều không gian để phát triển. Mọi thứ hầu như đều được kết nối Internet và đã được kết nối tức là sẽ có nguy cơ. Có rất nhiều cơ hội mới và cá nhân tôi tin rằng thị trường này còn phát triển trong thời gian dài nữa”.

Khi các ứng dụng và tiện ích đã bão hòa, startup công nghệ tìm thị trường mới ở đâu?

Sarah Guo

Theo thống kê trên cơ sở dữ liệu CB Insights, tính riêng trong năm ngoái, các nhà đầu tư đã đổ vào các công ty an ninh mạng hơn 3,5 tỉ USD qua hơn 400 giao dịch và thỏa thuận. Và con số này trong năm nay sẽ còn tăng cao hơn nữa - chỉ riêng trong quý đầu tiên của năm 2017, kỷ lục đầu tư vào lĩnh vực không gian an ninh cá nhân trong suốt 5 năm qua đã bị phá vỡ.

Tiềm năng của thị trường quả thực rất rộng lớn và tốc độ phát triển cũng tương đối ổn định. IDC dự báo, các công ty trên toàn cầu sẽ chi tới 81,7 tỉ USD để đảm bảo an ninh phần cứng, phần mềm và dịch vụ trực tuyến, tăng 8,2% so với năm ngoái và thị trường sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình năm là 9% từ nay cho đến năm 2020.

Những con cá bé mới ra đời

PhishMe là một trong những công ty khởi nghiệp thế hệ mới về an ninh mạng, tập trung vào việc chống lại các hành vi lấy cắp thông tin bằng cách giả mạo email. Nó đã xây dựng một nền tảng kiểm soát các mối đe dọa và cho phép người dùng báo cáo các địa chỉ email đáng ngờ dễ dàng hơn. Theo CEO Rohyt Belani, doanh thu dự kiến của công ty trong năm nay sẽ đạt 70 triệu USD.

Giả mạo thông tin, hay nói cụ thể hơn là gửi những email giả mạo để lấy các thông tin cá nhân như mật khẩu, mã số thẻ tín dụng, chắc chắn là một vấn đề nghiêm trọng nhưng đó chỉ mới là một trong số nhiều vấn đề mà các startup bảo mật muốn giải quyết.

Sự ra đời của Internet of Things cũng tạo ra một thị trường mới khi mọi vật đều được kết nối Internet. Darktrace là một công ty khởi nghiệp sử dụng trí tuệ nhân tạo để phát hiện các hành vi bất thường trên hệ thống. Một lần nó đã phát hiện ra được một thiết bị lừa đảo được đặt trong bể cả tại một sòng bạc, lợi dụng các thiết bị đo nhiệt độ nước và chế độ ăn của cá, để truyền ra ngoài 10GB file audio và video tư liệu về hoạt động của sòng bạc này mỗi tuần.

Những con cá lớn có để yên?

Ngày 13/7 vừa qua, Cisco tuyên bố ý định mua lại Observable Networks, một công ty an ninh mạng chuyên về bảo mật cho dữ liệu đám mây. Kể từ tháng 6, Symantec cũng đã thu mua 3 công ty bảo mật là Skycure, Fireglass và Watchful Software. Trong khi đó, Microsoft đã chi tới 100 triệu USD để mua lại Hexadite.

Khi các ứng dụng và tiện ích đã bão hòa, startup công nghệ tìm thị trường mới ở đâu?

Hexadite giờ đã nằm trong tay của Microsoft. 

Đại diện của Microsoft khẳng định: “Chưa bao giờ bảo mật và an ninh mạng lại gặp nhiều thách thức như hiện nay khi các cuộc tấn công sử dụng công nghệ ngày càng cao và không giới hạn đối tượng, Chúng tôi luôn ủng hộ và sẽ đầu tư nhiều hơn nữa vào các nền tảng số cho các doanh nghiệp cũng như tối ưu hóa việc vận hành trong một môi trường an toàn”.

Với cơ hội phong phú và hậu thuẫn mạnh mẽ, các startup bảo mật hứa hẹn sẽ tạo nên một làn sóng mới trong thời gian tới.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận