Samsung kỳ vọng đến 2020 có được 50 nhà cung ứng Việt Nam

Samsung kỳ vọng đến 2020 có được 50 nhà cung ứng Việt Nam

Sự kiện có sự tham gia của các đại diện đến từ Bộ Công thương, Bộ Khoa học Công nghệ, Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam, Hiệp hội Công nghiệp phụ trợ Việt Nam, Sở công thương, Sở Khoa học công nghệ và các cơ quan quản lý liên quan tại Tp. Hồ Chí Minh.

Đại diện Samsung cho biết, vào tháng 7/2017, Samsung cũng đã phối hợp với Bộ Công thương để tổ chức Hội thảo công nghiệp phụ trợ tại khu tổ hợp Samsung Bắc Ninh. Tiếp nối ý tưởng về một Triển lãm Hội thảo công nghiệp phụ trợ được tổ chức ngay trong lòng của nhà máy nhằm giúp các doanh nghiệp cung ứng có được hình dung rõ nét hơn về tiêu chuẩn và yêu cầu cung ứng linh, phụ kiện, sự kiện lần này tại SEHC được tổ chức với sự tham gia của 24 doanh nghiệp cung ứng Việt Nam.

Samsung, Công nghiệp phụ trợ, doanh nghiệp cung ứng,

Trong số đó, 18 doanh nghiệp là những đơn vị tiềm năng được đề cử từ phía các Bộ, ngành, hiệp hội doanh nghiệp và đã được đánh giá tốt sau các cuộc khảo sát ban đầu từ Samsung. Đây là những doanh nghiệp kinh doanh mô tơ điều hòa, mô tơ máy giặt, bảng mạch in cho TV và các thiết bị gia dụng, bộ giải mã tín hiệu cho TV và các thiết bị tự động hóa. Tiếp theo, Samsung sẽ xây dựng kế hoạch để tư vấn và bồi dưỡng cho một trong số các doanh nghiệp này nâng cao năng lực sản xuất và hoàn thiện các tiêu chuẩn trong việc cung ứng sản phẩm, linh kiện cho các nhà máy của Samsung tại Việt Nam.

Đồng thời, sự kiện cũng là dịp để 6 doanh nghiệp cung ứng khác của Samsung chia sẻ thành tích xuất sắc mà họ đã đạt được sau khi kết thúc chương trình tư vấn 3 tháng cùng với chuyên gia Hàn Quốc để cải tiến quy trình sản xuất và hoàn thiện các tiêu chuẩn trong việc cung ứng sản phẩm, linh kiện cho các nhà máy của Samsung tại Việt Nam.

Tổ hợp nhà máy SEHC được khởi công từ giữa năm 2015 và chính thức đi vào hoạt động vào tháng 6 năm 2016 với tổng số vốn đầu tư 2 tỷ USD, trực thuộc khuôn viên Khu công nghệ cao, ở Quận 9, TP.HCM. Hiện SEHC có gần 7.000 lao động và sản phẩm sản xuất chủ yếu là màn hình, TV, tủ lạnh, máy giặt, máy hút bụi. Với kim ngạch xuất khẩu khoảng 2triệu đô la Mỹ , SEHC có thể đáp ứng tốt nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Khu tổ hợp SEHC được coi là một nhà máy hiện đại nhất thế giới với quy trình sản xuất hoàn thiện và khép kín gồm tất cả mọi công đoạn từ lắp ráp thành phẩm đến sản xuất các linh kiện chính của sản phẩm. Chính việc sản xuất mọi công đoạn cho sản phẩm hàng điện tử gia dụng tại SEHCM sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn nữa để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của Samsung, đồng thời tạo nền tảng để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam.

Tại sự kiện, ông Shim Won Hwan, Tổng Giám đốc Khu tổ hợp Samsung Việt Nam cho biết: “Bắt đầu từ những Triển lãm Hội thảo Công nghiệp hỗ trợ như thế này, chúng tôi đã tìm thấy và bồi dưỡng được những doanh nghiệp cung ứng Việt Nam có tiềm năng lớn, có ý chí và quyết tâm cao để tiếp thu đổi mới nhằm hoàn thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Đây chính là hướng đi chiến lược không chỉ giúp hiện thực hóa mục tiêu nâng tổng số doanh nghiệp cung ứng Việt Nam cho Samsung lên 29 doanh nghiệp vào cuối năm 2017, tiến tới 50 doanh nghiệp vào năm 2020, mà quan trọng hơn là có thể tạo ra những doanh nghiệp cung ứng hạt nhân nòng cốt, có tác động lan tỏa đến sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam”.

Hiện, có 27 doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng cho các nhà máy của Samsung tại Việt Nam là Samsung Electronics Việt Nam (SEV), Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT), Tổ hợp SEHC (Tp. Hồ Chí Minh), Samsung Display Vietnam (Bắc Ninh), Samsung SDI Việt Nam (Bắc Ninh) và Samsung Điện cơ Electro-Mechanics Việt Nam (Thái Nguyên).

Samsung dự kiến, tổng doanh nghiệp cấp 1 của Samsung sẽ tăng lên con số 29 trong năm 2017, và 50 doanh nghiệp vào năm 2020.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận