SCIC thoái vốn FPT ngay cuối năm, nhưng không thoái vốn tại FPT Telecom

SCIC thoái vốn FPT ngay cuối năm, nhưng không thoái vốn tại FPT Telecom

SCIC thoái vốn FPT ngay cuối năm, nhưng không thoái vốn tại FPT Telecom

SCIC vẫn nắm vốn tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT. Ảnh: FPT 

Thông tin từ FPT, theo danh mục quyết định phê duyệt của Thủ tướng hồi tháng 7, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước sẽ phải thoái vốn tại 80 doanh nghiệp với nhiều thương hiệu lớn như Tập đoàn FPT, Nhựa Tiền Phong, Nhựa Bình Minh, Bảo hiểm Bảo Minh, Sa Giang, Dược Lâm Đồng, Vinacontrol… trong 2 tháng cuối năm nay. Ước tính tổng giá trị số doanh nghiệp này khoảng 100.000 tỷ đồng. Dự kiến, SCIC sẽ tổ chức các buổi giới thiệu cơ hội đầu tư và hoàn thành bán vốn tại các doanh nghiệp như FPT, NTP, BMP. 

Thông tin từ FPT cho hay, ban đầu FPT Telecom cũng có trong danh sách thoái vốn của SCIC. Tuy nhiên, ngày 11/7, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã ký quyết định phê duyệt phương án sắp xếp, phân loại doanh nghiệp của SCIC đến năm 2020. Cụ thể, theo phương án phân loại, sắp xếp doanh nghiệp của SCIC đến năm 2020, có hai doanh nghiệp SCIC tiếp tục đầu tư nắm giữ là Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư SCIC (SIC), Công ty Cổ phần Viễn thông FPT. Hiện SCIC là cổ đông lớn thứ hai tại FPT sau Chủ tịch Trương Gia Bình (7,14%). 

Mới đây, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT cho biết, thị trường đang muốn có hình ảnh của FPT tập trung vào công nghệ chứ không phải kết hợp giữa thương mại và công nghệ. Vì vậy, nhóm công ty liên quan nhiều đến thương mại thì FPT sẽ không sở hữu cổ phiếu đa số nữa. Tập đoàn FPT đã ký thỏa thuận hợp tác đầu tư với nhà đầu tư chiến lược Synnex Technology International Corporation (Synnex). Theo đó, Synnex sẽ đầu tư sở hữu 47% vốn điều lệ tại FPT Trading. Trong thương vụ mà FPT Trading được định giá trên 80 triệu USD này, FPT nhận được 932 tỷ đồng bao gồm tiền nhận được từ Synnex và lợi nhuận giữ lại của FPT Trading. Giữa tháng 8 vừa qua, FPT đã thông qua việc bán 30% vốn của FPT Retail.

Trả lời truyền thông liên quan đến việc liên tiếp bán cổ phiếu tại 2 công ty con của mình, ông Trương Gia Bình cho biết: "FPT đã bán cổ phiếu của 2 công ty. Nếu hỏi vì sao FPT bán cổ phiếu tại 2 công ty này? Câu trả lời là 2 công ty vẫn đang phát triển rất tốt. Nhưng thị trường đang muốn có hình ảnh của FPT tập trung vào công nghệ chứ không phải kết hợp giữa thương mại và công nghệ. Vì vậy, nhóm công ty liên quan nhiều đến thương mại thì chúng tôi sẽ không sở hữu cổ phiếu đa số nữa. Mục tiêu của FPT sẽ sở hữu cổ phiếu ở những công ty này dưới 50%".

"Số tiền mà FPT thu được sau khi bán cổ phần tại 2 công ty này chúng tôi sẽ đầu tư vào lĩnh vực phần mềm. Đây là chiến lược mà FPT sẽ tập trung vào phát triển. Sau thương vụ mua công ty phần mềm của Slovakia thì chúng tôi chưa tìm thấy đối tác tin cậy để mua. Hy vọng trong thời gian tới chúng tôi sẽ tập trung mua các công ty tại thị trường Mỹ, Nhật và có kết quả rõ ràng", ông Trương Gia Bình nhấn mạnh.   

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận