Sở TT&TT: Diệp Khắc Cường chưa xin phép họp báo về iFan

Sở TT&TT: Diệp Khắc Cường chưa xin phép họp báo về iFan

Trả lời Zing.vn, đại diện Sở TT&TT TP.HCM cho biết chưa nhận được bất kỳ đơn xin phép tổ chức họp báo nào từ phía ông Diệp Khắc Cường. 

Sáng ngày 11/4, ông Diệp Khắc Cường, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Mạng lưới Hữu Nghị đã tổ chức buổi họp báo tại số 45 đường 3/2, quận 10, TP.HCM.

Nội dung buổi họp báo xoay quanh việc ông Cường cho rằng mình bị dự án đa cấp iFan lợi dụng hình ảnh nhằm lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng. Trước đó, nhiều đoạn video trên YouTube cho thấy ông Cường nhiều lần có mặt tại sự kiện của iFan và thuyết trình trước các nhà đầu tư.

So TT&TT: Diep Khac Cuong chua xin phep hop bao ve iFan hinh anh 1
Ông Cường bị tố liên quan đến Modern Tech nhưng thông cáo ông Cường đưa ra cho báo chí chỉ sử dụng từ "Model Teck". Ảnh: FBNV.

Theo khoản 3, điều 41 luật báo chí, cơ quan, tổ chức không thuộc bộ máy công quyền vẫn được phép tổ chức họp báo để cung cấp thông tin cho báo chí. Nhưng cơ quan, tổ chức, công dân muốn họp báo phải thông báo bằng văn bản trước 24 giờ tính từ lúc dự định họp báo cho cơ quan quản lý nhà nước.

Căn cứ vào điều luật trên, ông Cường có tổ chức gặp mặt báo chí, có phát hành thông cáo báo chí nhưng văn bản này chưa được gửi đến Sở TT&TT TP.HCM để xin phép. Bên cạnh đó, nội dung của văn bản này cũng thể hiện sai tên công ty Modern tech (viết thành Model Teck - không hề có thật). 

Zing.vn đã liên lạc với ông Cường để làm rõ về chi tiết sai trong thông cáo báo chí, nhưng ông Cường đã tắt máy.

Diệp Khắc Cường: 'Tôi là công cụ, nạn nhân nặng nhất của iFan' Ông Diệp Khắc Cường, người bị tố hợp tác với iFan lừa đảo 15.000 tỷ đồng cho rằng ông đã bị iFan lợi dụng hình ảnh, gây ảnh hưởng lớn đến uy tín và công việc làm ăn của bản thân.

Theo ông Diệp Khắc Cường, từ giữa tháng 9/2017, một nhóm người, trong đó đứng đầu là Vũ Hữu Lợi (được cho là một trong những lãnh đạo của iFan), tiếp cận mình đặt vấn đề và mang ê kíp đến hợp tác, phát triển mạng lưới.

Khi ông Lợi đặt vấn đề hợp tác, phía ông Cường muốn tạo ứng dụng thư viện số, để cung cấp cho fan hâm mộ nền tảng, bán nội dung giải trí. Các ứng dụng của ca sỹ (chẳng hạn "Mr. Đàm ông hoàng nhạc Việt") sẽ là nơi để tiêu thụ đồng tiền số iFan bằng cách mua nội dung do ông Lợi cung cấp.

Tuy nhiên, sau đó, ông Cường phát hiện phía iFan dùng tên tuổi những người ca sĩ không liên quan đưa lên để phát triển mạng lưới, chiêu dụ thêm nhà đầu tư. Theo ông Cường, việc làm này là sai tinh thần ban đầu, vì bản thân nghệ sĩ chỉ là đối tác, sản xuất nội dung số, không quảng bá hình ảnh iFan. "Tôi cho rằng đó là hoạt động không lành mạnh", ông Cường nói.

Ngàu 11/4, ông Lê Thanh Liêm, Phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM có công văn khẩn giao Công an TP.HCM phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, xác minh vụ việc liên quan đến đường dây tiền số đa cấp (đề cập Công ty CP Modren Tech, với số tiền huy động các nạn nhân tố cáo là hơn 15.000 tỷ đồng), khẩn trương báo cáo đề xuất trình UBND TP.HCM có biện pháp xử lý phù hợp.

Công văn đồng thời yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM theo dõi sát để xử lý nghiêm các vi phạm về thanh toán không dùng tiền mặt, không hợp pháp, tiền ảo bị cấm phát hành, cung ứng và sử dụng... NHNN tham mưu UBND thành phố kịp thời triển khai các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới liên quan đến quản lý và xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận