Tại sao người dùng ngày càng ít hứng thú với smartphone mới?

Tại sao người dùng ngày càng ít hứng thú với smartphone mới?

Qua từng năm, dường như mọi người dần không còn cảm thấy hứng thú với những chiếc smartphone mới ra mắt nữa, tại sao vậy?

Tại sao người dùng ngày càng ít hứng thú với smartphone mới?

Không chỉ với những sự kiện ra mắt gần đây mà điều đó đã diễn ra rõ rệt trong vài năm qua.

Dữ liệu từ Google Trends đã cho thấy sự quan tâm của người dùng về những chiếc Galaxy S tại thời điểm ra mắt:

Tại sao người dùng ngày càng ít hứng thú với smartphone mới?

Hoặc với iPhone cũng tương tự:

Tại sao người dùng ngày càng ít hứng thú với smartphone mới?

Không có một sự kiện ra mắt iPhone nào được người dùng quan tâm tìm kiếm nhiều hơn kể từ sau màn ra mắt iPhone 6 cách đây 3 năm.

Còn nếu so sánh giữa Apple và Samsung với sự kiện được nhiều người quan tâm nhất, đây là kết quả:

Tại sao người dùng ngày càng ít hứng thú với smartphone mới?

Sự khác biệt rất lớn nhưng hoàn toàn không ngạc nhiên.

Có thể chúng ta đang dần ít quan tâm đến smartphone mới hơn, nhưng doanh số của chúng thì không hề suy giảm. Trên thực tế, doanh thu smartphone trên toàn cầu đã tăng lên, một phần nhờ vào các thị trường mới nổi như Ấn Độ.

Dù gì thì một sự thật rõ ràng đã được thể hiện qua thống kê trên: dù có nhiều mẫu smartphone xuất hiện, nhưng người dùng (phương Tây) đã không còn quá hứng thú với những chiếc smartphone sắp ra mắt.

Tại sao iPhone 6 là sự kiện ra mắt tuyệt vời nhất (đến thời điểm này)?

Tại sao người dùng ngày càng ít hứng thú với smartphone mới?

iPhone 6 và 6 Plus là hai chiếc iPhone đầu tiên của Apple với màn hình kích thước lớn, thị trường thành công đã được chứng minh bởi các sản phẩm Android.

iPhone 5 được đánh giá là một trong những thiết bị tuyệt nhất của Táo khuyết. Đến khi iPhone 5s ra mắt, dù có nhiều cải tiến nhưng nó vẫn giữ kích cỡ màn hình 4 inch bị không ít người chê bai.

Cuối cùng thì sau 1 năm, Apple cũng ra mắt một chiếc iPhone màn hình 5.5 inch. Rất nhiều người cảm thấy hào hứng và thú vị với thay đổi đó, nhưng dường như đó là sự thay đổi lớn cuối cùng có thể khiến các fan hào hứng.

iPhone 6 cũng bao gồm dịch vụ thanh toán Apple Pay, hỗ trợ NFC. Chiếc đồng hồ Apple Watch cũng được ra mắt cùng thời điểm khiến sự quan tâm được đẩy cao lên.

Trải qua nhiều bản nâng cấp gồm iPhone 6s, 7 và 8 nhưng thực sự chưa có một chiếc iPhone nào vượt qua iPhone 6 về sự quan tâm khi mới ra mắt.

Vòng đời của công nghệ

Từ năm 2007, tốc độ tăng trưởng và thay đổi của smartphone ngày càng nhanh. Từ những chiếc smartphone dày cộm có thể lên mạng, check mail,… ngành công nghiệp nhanh chóng hướng đến mục tiêu với những thiết bị màn hình lớn, camera xuất sắc, vi xử lý nhanh hơn, chống nước và nhiều thứ khác.

Sự chậm lại đáng kể về các tính năng, thay đổi cũng làm chúng ta bất ngờ. Các nhà sản xuất hiện phải vật lộn để tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của họ.

Smartphone vẫn được nâng cấp hàng năm với nhiều cải tiến chủ yếu đều tập trung vào những thứ như: bộ nhớ RAM nhiều hơn, camera tốt hơn, vi xử lý mạnh hơn, thiết kế mỏng nhẹ,…

Nhưng rõ ràng chưa có bất cứ sự thay đổi nào làm người dùng phải chú ý như cách Apple tiến hành "phóng to" kích thước màn hình trên iPhone.

Những chiếc smartphone cao cấp có còn cần thiết?

Tại sao người dùng ngày càng ít hứng thú với smartphone mới?

Sự cạnh tranh ngày càng lớn, sự giống nhau cũng như bão hòa của thị trường sẽ khiến bạn nghĩ rằng một chiếc smartphone bình thường đã quá đủ, cần đến smartphone cao cấp (flagship) để làm gì?

Theo Android Authority, việc đi sau 1 đến 2 thế hệ so với những chiếc smartphone mới nhất từng khiến người dùng có cảm giác "lỗi thời", nhưng giờ thì không còn chuyện đó nữa. Giá bán flagship cũng đang ngày càng đắt, như giá iPhone 6 khi ra mắt chỉ là 649 USD nhưng đến iPhone X con số trên là 999 USD. Khi thấy không có điều kiện sở hữu, người dùng sẽ không quan tâm nhiều đến nó.

Cuối cùng thì những chiếc smartphone giá ngàn đô có thể làm những thứ "cao siêu" gì mà chiếc smartphone hiện tại của tôi không thể làm được? Nó có được tôi dùng đến hàng ngày không?

Tại sao người dùng ngày càng ít hứng thú với smartphone mới?

Trong vài năm qua, Samsung và Apple đã để mất thị phần vào tay các thương hiệu mới nổi khác

Nhiều thương hiệu như Huawei đang ngày càng tăng trưởng với những thiết bị cấu hình cao cùng giá bán phải chăng. Vivo, Xiaomi và Oppo là những thương hiệu khổng lồ tại Châu Á. Họ không thâm nhập quá sâu vào thị trường phương Tây, nơi sức mua cao hơn đáng kể. Ngay cả quốc gia quê nhà của họ là Trung Quốc, những chiếc smartphone giá rẻ hoàn toàn vừa đủ dùng và vẫn có thể dùng tốt sau 1-2 năm.

Liệu rằng sẽ có một "cú nổ" khác?

Đương nhiên là có, nhưng cú nổ mới chưa chắc đã dành cho một chiếc flagship.

Apple cố gắng làm chúng ta hưng phấn với iPhone X cùng bản nâng cấp iPhone 8/8 Plus nhưng nó không tạo hiệu ứng tốt như thời iPhone 6, màn ra mắt Google Pixel 2 tuần trước cũng không mấy hứng thú dù nó là một thiết bị rất tốt, camera rất tuyệt vời.

Nhìn sâu xa hơn, phải chăng một thiết bị uốn dẻo, bước nhảy vọt về trí tuệ nhân tạo AI hoặc những ứng dụng hữu ích của AR sẽ khiến chúng ta phải chú ý?

Cho đến lúc đó, việc ra mắt những thiết bị giống nhau mà công nghệ chả có gì mới cũng không thể thôi thúc chúng ta phải tìm hiểu về nó, ngay cả khi đó là màn ra mắt sản phẩm của Apple.

Phúc Thịnh

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận