“Thậm chí mua rau ở bà bán hàng rong mà cũng xài app tính tiền”

“Thậm chí mua rau ở bà bán hàng rong mà cũng xài app tính tiền”

“Thậm chí mua rau ở bà bán hàng rong mà cũng xài app tính tiền” - 1

Ông Phạm Minh Tuấn chia sẻ về các xu hướng của IoT trong năm 2017. (Ảnh: Tùng Minh)

Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia trong sự kiện Internet Of Things (IoT) – Kinh nghiệm thực tế và xu hướng được tổ chức vào ngày 09/09 tại TP.HCM.

Chương trình có sự tham gia của ông Phạm Minh Tuấn – sáng lập IoT Maker VN, ông Châu Nguyễn Nhật Thanh – Người đứng đầu GBC VNG và ông Geogre Nguyễn - quản lý cấp quốc gia của 2359 Media, sáng lập Google Developer Group (GDG) Vietnam, Chủ tịch We Eco.

Thị trường màu mỡ

Theo ông Geogre Nguyễn, vào năm 2020, toàn thế giới sẽ có hơn 20 tỉ thiết bị được kết nối với internet. Thị trường IoT toàn cầu cũng sẽ đạt ngưỡng 437 tỉ USD, đây rõ ràng là một sân chơi vô cùng tiềm năng cho các nhà sáng lập.

“IoT là một xu thế mới, nó có thể thành công hoặc thất bại; nhưng không thể phủ nhận rằng các tập đoàn khổng lồ cũng đang đầu tư mạnh vào lĩnh vực này”, ôngGeogre Nguyễn phân tích.

“Thậm chí mua rau ở bà bán hàng rong mà cũng xài app tính tiền” - 2

Sản phẩm của IoT Maker được trưng bày tại sự kiện. (Ảnh: Tùng Minh)

Cùng quan điểm trên, ông Thanh bổ sung: “Trước khi có sự ra đời của điện thoại thông minh, website là tâm điểm của thế giới. Các công ty xây dựng hệ thống web hấp dẫn như facebook có thể thu được một khoản lợi khổng lồ từ người khai thác nền tảng. Sau đó vài năm, ứng dụng điện thoại lên ngôi với rất nhiều app có hàng triệu lượt tải như Zalo, Instagram, Facebook… Theo tôi, nếu tốc độ phát triển công nghệ cứ tiếp tục như hiện nay thì xu thế tiếp theo sẽ là IoT”.

Vì IoT là một hướng đi mới nên nhà đầu tư sẽ dễ bị thu hút bởi các startup nghiên cứu về lĩnh vực này hơn. Ngoài ra, nếu kinh doanh lúc này thì các doanh nghiệp IoT cũng gặp ít cạnh tranh, ông Geogre lập luận.

“Các startup ngày nay thường tập trung vào xây dựng nền tảng mobile hay nền tảng web mà quên rằng mảnh đất này đã hết màu mỡ rồi. Nhà đầu tư đã nghe quá nhiều mô hình kinh doanh ở lĩnh vực trên nên rất khó thu hút họ”, ông Geogre nói thêm.

“Thậm chí mua rau ở bà bán hàng rong mà cũng xài app tính tiền” - 3

Ông Geogre Nguyễn đang chia sẻ về tiềm năng của thị trường IoT. (Ảnh: Tùng Minh)

Chia sẻ ở sự kiện, ông Thanh cũng có một số lời khuyên là: khi xây dựng một dự án “internet of thing”, các kĩ sư nên xác định trước các tính năng đặc biệt, cài đặt giao diện Việt hóa để tạo nên lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm. Ngoài ra, những người làm kĩ thuật không nên quá “lậm” các vấn đề kinh doanh như marketing, bán hàng. Kĩ thuật viên nên hợp tác với các đơn vị chuyên môn khác để cùng giải quyết bài toán thị trường.

“Nhớ lại sản phẩm IoT đầu tiên, mình không trực tiếp tổ chức bán hàng mà cùng hợp tác với một đại lý cấp một. Với sản phẩm đặc biệt cộng với mức chiết khấu cao, đại lý này sẽ tự tìm đại lý cấp 2, cấp 3 và chủ động marketing, bán hàng cho mình”, ông Thanh đưa ví dụ.

Xu hướng tương lai

Cũng trong sự kiện, ông Phạm Minh Tuấn chia sẻ về các xu hướng sắp tới của thị trường IoT. Với khả năng nâng cao năng suất, giúp giảm giá thành sản phẩm và tăng khả năng tự động hóa; các công ty lớn đang không ngừng đầu tư vào công nghệ này.

“Thậm chí mua rau ở bà bán hàng rong mà cũng xài app tính tiền” - 4

Khách mời đang tham quan gian hàng của IoT Maker. (Ảnh: Tùng Minh)

Trong một thị trường đòi hỏi khả năng kết nối tầm xa với mức năng lượng thấp thì công nghệ LPWAN cũng trở thành chủ đạo. Ứng dụng của hệ thống kết nối tầm xa có thể được áp dụng vào các dự án thành phố thông minh, đô thị thông minh mà các quốc gia trong đó có Việt Nam đang nhắm tới.

“IoT cũng có thể được sử dụng như một loại dịch vụ; sự có mặt của các ngôi nhà thông minh, robot giúp việc hay trợ lý ảo đã không còn là chuyện kì lạ. Thậm chí ở Trung Quốc, đến chuyện mua rau ở bà bán hàng rong mà người ta cũng xài app tính tiền”, ông Tuấn cho biết.

Tuy nhiên, đi kèm với việc phát triển thì các công nghệ phòng chống hacker cũng đang được xây dựng. Nếu hacker có thể kiểm soát được các thiết bị có kết nối internet như camera hay trợ lí ảo đặt trong nhà thì vấn đề rò rỉ thông tin là điều không thể tránh khỏi.

“Thậm chí mua rau ở bà bán hàng rong mà cũng xài app tính tiền” - 5

Ông Châu Nguyễn Nhật Thanh chia sẻ về các kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu IoT. (Ảnh: Tùng Minh)

Cũng theo nhà sáng lập của IoT Maker Việt Nam, blockchain với ví dụ là đồng tiền ảo Bitcoin đã tăng giá trị gấp nhiều lần kể từ thời điểm ra mắt. Tuy nhiên dạo gần đây, một số lệnh cấm vận từ phía Trung Quốc đã làm cho giá trị của tiền ảo rớt mạnh.

Các chuyên gia trong sự kiện cũng nhắn nhủ: “Các bạn trẻ nên thực sự suy nghĩ nghiêm túc về công nghệ trên. Đây có thể là xu hướng tạm thời, nhưng nếu nó thành công thì các bạn sẽ có lợi thế to lớn của người dẫn đầu”.

Internet of Thing (IoT) là hệ thống vạn vật kết nối. Đây là một kịch bản của thế giới, khi mỗi đồ vật, con người được cung cấp một định danh của riêng mình.

Tất cả đối tượng đều có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa người với người, hay người với máy tính. IoT đã phát triển từ sự hội tụ của công nghệ không dây, công nghệ vi cơ điện tử và Internet.

Một hệ thống IoT bao gồm 4 phần là: Iot Devices (thiết bị hoạt động chính như tưới rau, mở cửa…), Gate Way (thiết bị kết nối internet), Cloud Backend và Control center (hệ thống kiểm soát).

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận