APEC 2017: Cơ hội để Việt Nam thúc đẩy cách mạng công nghiệp lần thứ 4

APEC 2017: Cơ hội để Việt Nam thúc đẩy cách mạng công nghiệp lần thứ 4

APEC 2017: Cơ hội để Việt Nam thúc đẩy cách mạng công nghiệp lần thứ 4

APEC 2017 còn có sự tham gia của các công ty, tập đoàn công nghệ toàn cầu đóng vai trò chủ chốt, động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và thế giới như Facebook, Microsoft, Uber

Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ trên lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, công nghệ người máy, Internet kết nối vạn vật, dữ liệu lớn, công nghệ in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, vật liệu mới, lưu trữ năng lượng… thế giới đang hình thành xu hướng mới có tính đột phá về tự động hóa trong sản xuất và chế tạo được gọi là Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp này là sự hợp nhất về mặt công nghệ, nhờ đó xóa bỏ ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học, đem lại sự kết hợp giữa hệ thống ảo và thực thể.

Theo đánh giá của giáo sư Klau Schwab, Chủ tịch Diễn đàn kinh tế thế giới, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ có những tác động to lớn và làm thay đổi mạnh bộ mặt kinh tế, xã hội và môi trường ở tất cả các cấp độ: toàn cầu, khu vực và trong từng quốc gia.

Đối với Việt Nam, làm chủ công nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 dường như lại dễ dàng hơn so với trước đây. Bởi Việt Nam đã có những yếu tố quan trọng là nền tảng cho cuộc cách mạng lần này, đó là có cơ cấu dân số vàng, tỷ lệ dân số và doanh nghiệp sử dụng Internet cao (khoảng 54% dân số vào năm 2016, đứng thứ 5 ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương); tỉ lệ dân số sử dụng điện thoại thông minh đạt 55%; ngành công nghệ thông tin đang có sự phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng lên đến 16%; Việt Nam cũng đứng trong top 5 nước tăng trưởng công nghệ thông tin nhanh nhất thế giới…

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận