Các chuyên gia hiến kế giải vấn nạn giao thông thông đô thị bằng xe điện thông minh

Các chuyên gia hiến kế giải vấn nạn giao thông thông đô thị bằng xe điện thông minh

Hội thảo về xu hướng và giải pháp công nghệ giao thông thông minh do Bộ Khoa học và Công nghệ để tìm các giải pháp phát triển các phương tiện xanh thông minh.

Ô nhiễm không khí đang đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người dân

Chiều 9/11/2018, tại hội thảo về xu hướng và giải pháp công nghệ giao thông thông minh do Bộ Khoa học và Công nghệ để tìm giải pháp phát triển các phương tiện xanh thông minh để giải các bài toán đô thị hiện nay như tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

Phát biểu tại hội thảo này, ông Bùi Thế Duy, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng công nghệ mới đang hiện diện mọi khía cạnh đời sống trong đó có lĩnh vực giao thông. Những công nghệ mới thông minh đã được áp dụng vào lĩnh vực giao thông để giải quyết các bài toán của giao thông thông minh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Các chuyên gia hiến kế giải vấn nạn giao thông thông đô thị bằng xe điện thông minh

Ông Bùi Thế Duy, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng hiện công nghệ mới đang hiện diện mọi khía cạnh đời sống trong đó có lĩnh vực giao thông.

Đề cập đến vẫn đề thực trạng giao thông và ô nhiễm khí thải ở đô thị, ông Trần Hữu Minh, Phó Chánh Văn phòng Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, Hà Nội hoặc TP.HCM có tới xấp xỉ 10 triệu dân và có tỷ lệ sở hữu và sử dụng xe máy cao nhất thế giới, trên 90% người dân đi lại bằng xe máy. Hãy hình dung điều gì sẽ xảy ra nếu chỉ 10% những người dân đang sử dụng xe máy hiện nay sẽ chuyển sang ô tô cho các chuyến đi hàng ngày? Nhưng nếu 10% những người này chuyển sang sử dụng giao thông công cộng thì chắc chắn ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường sẽ giảm đi đáng kể. Thực tế, để thu hút mỗi 10% người dân chuyển sang sử dụng giao thông công cộng là điều không dễ dàng, mà điều này đã và đang được chứng kiến trong thập kỷ qua ở các thành phố lớn như như Hà Nội, TP HCM. Tốc độ tăng trưởng của xe hơi cá nhân là trên 10% mỗi năm trong khi chất lượng giao thông công cộng chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân là thách thức lớn trong phát triển bền vững giao thông đô thị.

Ông Minh đưa ra dẫn chứng tiếp về hệ lụy mà rác thải không khí khi có tới 45.000 người thiệt mạng do bệnh liên quan tới đường hô hấp, trong đó có nguyên nhân rất lớn từ ô nhiễm ngoài trời với tỷ lệ lớn đến từ lĩnh vực giao thông vận tải, quy mô thiệt hại lớn gấp 5 lần số người thiệt mạng do tai nạn giao thông trực tiếp. Người dân sử dụng rất nhiều khẩu trang, tuy nhiên không chống được bụi PM 2.5. Rõ ràng những tác hại về môi trường từ giao thông vận tải mặc dù không trực tiếp nhưng có quy mô và mức độ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của cộng đồng. Bởi vậy việc có những giải pháp để cải thiện môi trường mà người dân đang bị phơi nhiễm khi tham gia giao thông là yêu cầu hết sức cần thiết, là đòi hỏi cấp bách đặt ra từ thực tế.

Tiến sỹ Mai Thanh Dung, Phó Viện trưởng Viện chiến lược, chính sách Tài nguyên và Môi trường đề cập đến mức ô nhiễm tại các đô thị Việt Nam. Tiến sỹ Mai Thanh Dung cho rằng hạ tầng giao thông ở các đô thị hiện nay kém, xây dựng và sửa chữa thường xuyên nên gây ra ô nhiễm bụi. Các tuyến đường nội đô thường xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông. Bên cạnh đó số lượng phương tiện giao thông tăng cao và chất lượng nhiên liệu sử dụng chưa cao nên đây là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường không khí do sử dụng các phương tiện giao thông, đặc biệt tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM. Tiến sỹ Mai Thanh Dung đưa ra con số kết quả nghiên cứu là xe máy và xe ô tô con là nguyên nhân chính dẫn đến lượng rác thải lớn. Rác thải không khí đang tăng lên hàng nằm cùng với sự phát triển của các phương tiện giao thông đường bộ và chất lượng xe cũng không đường bảo dưỡng thường xuyên gây ra lượng rác thải ô nhiễm không khí rất lớn.

“Theo số liệu của Hiệp hội Xăng đầu mỗi năm chúng ta tiêu thụ khoảng 16 triệu m3 xăng dầu, trong đó 50% số xăng dầu này tiêu thụ cho các phương tiện giao thông vận tải. Việt Nam đang có sức tiêu thụ xăng dầu mạnh nhất trong các nước khu vực với con số khoảng 7,5%/năm. Dự báo đến năm 2020 Việt Nam sẽ tiêu thụ khoản 25 triệu m3 xăng dầu/năm. Như vậy, và 50% số đó tiêu thụ cho các phương tiện giao thông nên rác thải không khí sẽ rất lớn gây ô nhiễm tại các đô thị lớn. Vì vậy, việc đặt ra các giải pháp để sử dụng các phương tiện thân thiện môi trường hơn là giải pháp quan trọng để giảm ô nhiễm không khí, đặc biệt là các đô thị lớn”, Tiến sỹ Mai Thanh Dung nói.

Lời giải bằng giao thông thông minh và xe điện thông minh

Bình luận về cách giải quyết vấn đề này, Tiến sỹ Lê Hùng Lân, Viện trưởng Viện ứng dụng công nghệ của Bộ KHCN cho rằng các thiết bị giao thông cần phải được gắn các phần tử thu thập thông tin là các cảm biến và truyền dữ liệu qua mạng di động băng rộng về trung tâm xử lý dữ liệu. Các thông tin này được phân tích cho đối tượng quản lý, thậm chí là cả những khuyến cáo cho người tham gia giao thông qua chiếc smartphone. Như vậy đây là mô hình giao thông thông minh để giảm ùn tắc và giảm ô nhiễm môi trường.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Quang Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải, Hà Nội đã ra quy định cấm xe máy nội đô vào năm 2030, nhưng có cấm xe điện hay không? Ông Tuấn cho rằng xe điện xanh có kết nối thông minh sẽ tích cực thúc đẩy giao thông thông minh. Tuy nhiên, về cơ chế cần thay đổi thói quen khi tham gia giao thông của người Việt. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cũng cần đưa ra các chính sách ưu tiên sử dụng phương tiện giao thông dùng công nghệ mới xanh và thông minh.

Thạc sỹ Nguyễn Minh Đồng, chuyên gia ô tô xe máy và đang làm trong lĩnh vực xử lý khí thải cho ô tô đưa ra một con số khá ấn tượng 1 chiếc xe máy của Trung Quốc thải ra lượng khí thải bằng 1500 chiếc xe ô tô ở Đức được áp dụng công nghệ lọc không khí. Thạc sỹ Nguyễn Minh Đồng cho rằng với hạ tầng như ở Việt Nam thì 30 - 40 năm nữa Việt Nam vẫn còn phải sử dụng xe gắn máy nên lệnh cấm xe gắn máy ở Hà Nội sẽ khó khả thi. Vì vậy, cần phát triển xe điện xanh và thông minh như xe máy điện của Vinfast sẽ giúp cho nội thành có môi trường không khí tốt hơn.

“Tại Đức đã đưa ra quy định đến năm 2030 không cho xe chạy dầu nữa vì hạt bụi mềm là nguyên nhân làm hỏng đường hô hấp. Vinfast làm xe điện xanh và thông minh nên cần ủng hộ để môi trường trong thành phố tốt hơn”, ông Nguyễn Minh Đồng nói.

Thạc sỹ Nguyễn Minh Đồng, chuyên gia ô tô xe máy và đang làm trong lĩnh vực xử lý khí thải cho ô tô:

Thảo luận về giải pháp cho giao thông đô thị, ông Trần Hữu Minh, cho rằng, xu hướng chuyển từ xe máy xăng sang xe điện là xu hướng tốt và chúng ta cần phải thúc đẩy. Ông Minh khằng định, nhu cầu xe điện đang tăng trưởng tốt. Bên cạnh đó, để đảm an ninh năng lượng cũng cần thúc đẩy phương tiện xe điện khi mà nguồn nhiên liệu hóa thạch đang cạn kệt. Tuy nhiên, để thúc đẩy được cần làm tốt công tác truyền thông, bởi đây là giải pháp tốt cho môi trường. Theo thống kê xe điện tốt cho môi trường hơn 25% so với xe dùng xăng. Tuy nhiên, để an toàn cho người dùng, ông Minh cho rằng nên phải có các quy chuẩn cho xe điện khi đăng ký đăng kiểm cũng như xe máy xăng.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận