Các nước ASEAN đã sẵn sàng cho chuyển đổi số?

Các nước ASEAN đã sẵn sàng cho chuyển đổi số?

Các nước ASEAN đã sẵn sàng cho chuyển đổi số?

Chuyển đổi số (digital transformation), dù chưa có khái niệm thống nhất, có thể hiểu là sự thay đổi liên quan đến ứng dụng công nghệ số trong mọi khía cạnh đời sống, xã hội. (Ảnh minh họa: Internet)

Chuyển đổi số (digital transformation), dù chưa có khái niệm thống nhất, có thể hiểu là sự thay đổi liên quan đến ứng dụng công nghệ số trong mọi khía cạnh đời sống, xã hội. Nó đang được dẫn dắt bởi nhu cầu khách hàng và các tác nhân thị trường. Nếu thất bại trong chuyển đổi số, doanh nghiệp có nguy cơ đánh mất người dùng.

Quan trọng như vậy, tuy nhiên các doanh nghiệp ASEAN đã chuẩn bị đến đâu cho cuộc chuyển đổi số? Theo báo cáo “Ready, Steady, Unsure” của Cisco, mức độ sẵn sàng của các nước không giống nhau. Cisco khảo sát 1.325 lãnh đạo CNTT cao cấp tại các công ty có từ 500 nhân viên trở lên tại châu Á – Thái Bình Dương, trong đó từ 75 đến 200 lãnh đạo CNTT tại ASEAN và phát hiện: 47% số này không có đủ ngân sách cần thiết để xây dựng cơ sở hạ tầng số đúng đắn, 43% không có đủ nguồn lực con người để phát triển giải pháp cần thiết cho chuyển đổi số, 42% nói cơ sở hạ tầng CNTT sẵn có không phù hợp và không thể hỗ trợ có công nghệ thế hệ tiếp theo.

Hệ quả tất yếu là dù ASEAN khá lạc quan về chuyển đổi số, họ không thể dẫn đầu. Tất nhiên, có sự khác biệt giữa ưu tiên, trọng tâm và nhu cầu giữa mỗi nước trong khảo sát, tương ứng với sự phát triển của một số công nghệ nhất định trong khu vực. Chẳng hạn, chính phủ các nước như Singapore, Malaysia và Thái Lan cung cấp môi trường thuận lợi để doanh nghiệp dẫn đầu quá trình chuyển đổi số. Đó là lý do vì sao dữ liệu lớn và phân tích, trí tuệ nhân tạo, tự động hóa phát triển mạnh tại các nước này.

Thái Lan đứng đầu ASEAN về mức độ ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) với 49% doanh nghiệp quan tâm và đầu tư, cao hơn mức trung bình 38% của khu vực. Nó giúp Thái Lan nổi lên như một quốc gia đổi mới. Với tiềm năng khổng lồ của AI, các công ty trong nước cũng thu hút được đầu tư nước ngoài từ Mỹ và Trung Quốc. Thái Lan còn đánh bại tỉ lệ trung bình của khu vực (48%) về ứng dụng công nghệ tự động hóa (59%). Nhờ các sáng kiến mới của chính phủ như chương trình visa công nghệ SMART áp dụng từ tháng 2/2018, có lẽ Thái Lan sẽ sớm “soán” ngôi đầu bảng.

Một điều khá thú vị là dù vạn vật kết nối (IoT) là một trong số những công nghệ hấp dẫn nhất, nó lại được ứng dụng ít nhất với tỉ lệ trung bình tại ASEAN là 28% và 36% tại Việt Nam và Singapore. Đây không phải điều khó hiểu khi công nghệ này đòi hỏi đầu tư khá lớn để triển khai trong khi ngân sách lại là bài toán khó với các doanh nghiệp khi sáng tạo và xây dựng giải pháp kỹ thuật số.

Xét tổng thể, dù các nước ASEAN tự tin nhất về tương lai số trong khu vực châu Á – Thái Bình Dươn, có vài thách thức cần được xử lý ngay nếu doanh nghiệp muốn duy trì cạnh tranh và có lãi. Để tăng tốc thay đổi, chính phủ và doanh nghiệp phải hợp tác nhằm đảm bảo khu vực có tiến triển và sẵn sàng cho chuyển đổi số - xu hướng tối quan trọng với sự tồn tại của họ.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận