Công nghệ AI giúp trò chuyện với người đã mất

Công nghệ AI giúp trò chuyện với người đã mất

Nhờ sự phát triển của công nghệ trí tuệ nhân tạo , giờ đây, con người có thể hỏi chuyện với người thân đã mất.

Bà Marina Smith, 87 tuổi, đã mất hồi tháng 6 năm nay. Nhưng một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo có tên là StoryFile Life do con trai bà cùng với vợ phát triển đang cho phép người thân vẫn hỏi chuyện được với bà. Ngay tại lễ tang của bà, những người tham dự đã làm một số hỏi đáp với bà.

Tiến sĩ Stephen Smith - người sáng lập, Giám đốc công ty Storyfile - cho biết: "Tôi nghĩ rằng chúng ta phải trở thành những tổ tiên tốt hơn. Chúng ta sẽ kể lại câu chuyện của mình vì nó quan trọng với những người sẽ luôn hướng về chúng ta. Họ sẽ thích nghe. 50, 100 năm nữa, những hậu duệ của chúng ta sẽ muốn biết về chúng ta, biết chúng ta đã làm được gì, chúng ta tin vào điều gì".

Công nghệ AI giúp trò chuyện với người đã mất - Ảnh 1.

Quy trình lập nên những đoạn video mà người đã mất trả lời câu hỏi như sau. Khi còn sống, người đó tự ghi những câu trả lời của mình cho những câu hỏi mà người đó muốn được hỏi, sau đó tải lên nền tảng của StoryFile.

"Mọi người hỏi về công nghệ của StoryFile, cho rằng những gì nghe thấy là do AI tạo nên, rằng chúng tôi tạo nên con người và nội dung mà họ trả lời. Nhưng thực ra là chúng tôi chỉ dùng AI để tập hợp các câu trả lời và tìm ra câu trả lời phù hợp nhất cho câu hỏi. StoryFile không biên tập, không thay đổi nội dung, không làm giả kiểu Deep Fake. Đây thực sự là con người đó. Các video trả lời do chính người đó đã tạo nên. Tóm lại, StoryFile là nơi bạn kể lại câu chuyện của mình cho các thế hệ tương lai, để họ có thể trò chuyện với bạn'' - Tiến sĩ Stephen Smith khẳng định.

Ý tưởng ban đầu của dự án này là tạo ra tương tác với những người đã trải qua những sự kiện đáng nhớ như những nạn nhân của vụ khủng bố 11/9. Nhưng hiện nay, người nào cũng có thể tải lên các câu trả lời của mình với chi phí 48 USD, chỉ trả 1 lần để rồi tiếp tục trò chuyện với con cháu mãi mãi về sau.

"Vấn đề chính là tôi không đợi đến khi mẹ tôi 87 tuổi. Tôi đã hỏi chuyện bà và gìn giữ những lần hỏi đáp quý báu đó, để những người khác trong gia đình tôi cũng có thể trân quý những khoảnh khắc ấy'' - Tiến sĩ Stephen Smith cho biết.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận