Đề án Xây dựng TP.HCM thành thành phố thông minh sắp ban hành có nội dung gì?

Đề án Xây dựng TP.HCM thành thành phố thông minh sắp ban hành có nội dung gì?

Trong Hội thảo quốc tế về Thành phố thông minh tổ chức hôm nay 25/10, ông Dương Anh Đức - Giám đốc Sở Thông tin & Truyền thông TP.HCM đã trình bày những điểm chính trong Đề án Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành thành phố thông minh giai đoạn 2017-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Đề án này dự kiến được hoàn thiện và công bố vào tháng sau.

Đề án Xây dựng TP.HCM thành thành phố thông minh sắp ban hành có nội dung gì?

Ông Dương Anh Đức, Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM phát biểu tham luận về xây dựng TP.HCM thành thành phố thông minh - Ảnh: H.Đ

Theo báo cáo của ông Dương Anh Đức, tầm nhìn về đô thị thông minh của Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 và các năm sau là “Thành phố Hồ Chí Minh sẽ phát triển kinh tế tương đối cao, bền vững, trên nên tảng khai thác tốt nhất các nguồn lực, với người dân là trung tâm của đô thị.”

Tầm nhìn đặt ưu tiên cao nhất là việc phát triển kinh tế của thành phố, phù hợp với các định hướng phát triển của Thành phố tại Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ X nhiệm kỳ 2016-2020.

Việc phát triển bền vững thỏa mãn đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Tầm nhìn đặt người dân là trung tâm của đô thị được hiểu là người dân sẽ có chất lượng sống tốt, được phục vụ tốt và có thể tham gia vào quá trình giám sát, quản lý và xây dựng thành phố.

Việc xây dưng thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh nhằm thực hiện 4 mục tiêu tổng quát như sau: Đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững, hướng đến kinh tế tri thức; Quản trị đô thị hiệu quả trên cơ sở dự báo; Nâng cao chất lượng môi trường sống và làm việc; Tăng cường sự tham gia quản lý của người dân, tổ chức.

Các mục tiêu này sẽ phục vụ 4 chủ thể của đô thị. Thứ nhất, đối với chính quyền thành phố, đô thị thông minh sẽ đáp ứng nhu cầu dự báo phát triển chính xác hơn, và thông qua xây dựng chính quyền điện tử, kết nối chia sẻ thông tin dữ liệu nhằm gia tăng hiệu quả điều hành trên các mặt và lĩnh vực hoạt động.

Thứ hai, đối với người dân, đô thị thông minh giúp cung cấp các tiện ích hỗ trợ người dân ra quyết định một cách tối ưu hơn, tăng cường sự tương tác giữa chính quyền và người dân để người dân tham gia vào quá trình giám sát, quản lý và xây dựng thành phố.

Thứ ba, với doanh nghiệp, đô thị thông minh sẽ kiến tạo môi trường hoạt động minh bạch, đơn giản, thuận tiện để doanh nghiệp hoạt động, cung cấp nhiều thông tin để doanh nghiệp có những quyết định kinh doanh chính xác, thông qua đó tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp so với các khu vực khác.

Cuối cùng, đối với các tổ chức xã hội, đô thị thông minh tạo ra kênh kết nối phản hồi thông tin để giúp họ tham gia một cách hiệu quả hơn vào quá trình cung cấp các dịch vụ cho đô thị.

Giám đốc Sở TT&TT Thành phố cho biết Đề án sẽ bao gồm các nội dung chính như: Xây dựng Kho dữ liệu dùng chung và phát triển hệ sinh thái dữ liệu mở cho thành phố; Xây dựng Trung tâm mô phỏng dự báo xây dựng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của thành phố; Xây dựng Trung tâm điều hành đô thị thông minh - Thành lập Trung tâm An toàn an ninh thông tin thành phố.

Bên cạnh đó, đề xuất ra một khung công nghệ tổng quan làm nền tảng cho việc triển khai xây dựng đô thị thông minh

Đề án đô thị thông minh tại Thành phố Hồ Chí Minh ưu tiên tập trung, bám sát vào các lĩnh vực thuộc 7 chương trình đột phá đã được Ủy ban nhân dân thành phố và Thành ủy xây dựng kế hoạch thực hiện, và những lĩnh vực có vấn đề bức xúc liên quan đến an sinh cuộc sống của người dân, cụ thể như Cải cách hành chính gắn với xây dựng chính quyền điện tử; Giao thông; Chống ngập, Môi trường; Y tế, dịch vụ sức khoẻ cộng đồng, an toàn thực phẩm; An ninh trật tự an toàn xã hội; Chỉnh trang đô thị.

Ngoài ra Đề án còn đề ra các nhóm giải pháp khác như: Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách; Nhóm giải pháp về tài chính; Triến khai thực hiện các Chương trình truyền thông, đào tạo bồi dưỡng, hỗ trợ người dân tham gia vận hành đô thị thông minh; Chương trình tuyển dụng, nâng cao năng lực đội ngũ quản lý và đội ngũ kỹ thuật của Thành phố để triển khai và vận hành đô thị thông minh; Nhóm giải pháp về xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp

Theo tiến sĩ Dương Anh Đức, để xây dựng thành công đô thị thông minh thì đòi hỏi phải có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ, sự chung tay, tham gia của các nguồn lực xã hội. Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã đặt hàng các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ thông tin viễn thông để xuất các dự án cụ thể để triển khai thực hiện xây dựng đô thị thông minh, trong đó chú trọng huy động các nguồn lực ngoài nguồn ngân sách; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và cho thuê các dịch vụ công nghệ thông tin nhằm triển khai nhanh, hiệu quả các ứng dụng CNTT…

Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM cho biết, việc xây dựng đô thị thông minh là một quá trình liên tục và mang tính chất mở. Do đó, sau khi dự thảo đề án được hoàn thành, thành phố sẽ tổ chức lấy ý kiến góp ý của người dân trước khi ban hành. Ngoài ra, thành phố Hồ Chí Minh cũng sẽ tổ chức lấy ý kiến phản biện của Hội đồng nhân dân thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội, các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trên các lĩnh vực, đại diện các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp, lực lượng tri thức trẻ, hiệp hội các ngành nghề, các doanh nghiệp nước ngoài đang làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận