FPT sẽ hỗ trợ kinh phí các Sở GD&ĐT tổ chức chung kết ViOlympic năm học 2017-2018

FPT sẽ hỗ trợ kinh phí các Sở GD&ĐT tổ chức chung kết ViOlympic năm học 2017-2018

FPT sẽ hỗ trợ kinh phí các Sở GD&ĐT tổ chức chung kết ViOlympic năm học 2017-2018

Cuộc thi giải Toán, Vật lý qua mạng Internet - ViOlympic năm học 2017 - 2018 nhằm mục đích góp phần tạo dựng một nền tảng Toán học, Vật lý cho học sinh Việt Nam sẵn sàng đón nhận cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 (Ảnh minh họa)

Thời gian vừa qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ GD&ĐT tại công văn hướng dẫn việc tổ chức các cuộc thi dành cho học sinh từ năm học 2017-2018, Ban tổ chức (BTC) ViOlympic đã tiến hành rà soát để có những điều chỉnh phù hợp. Trên cơ sở đó, thể lệ cuộc thi ViOlympic năm học 2017-2018 đã được xây dựng và vừa chính thức được ban hành.

Thể lệ nêu rõ, có đối tượng tham gia là học sinh phổ thông, ViOlympic được tổ chức với mục đích tạo sân chơi trực tuyến môn Toán, Vật lý cho học sinh; tạo điều kiện cho học sinh sử dụng Internet như là một phương thức học tập; học sinh được luyện tập và tự kiểm tra, đánh giá năng lực học tập môn Toán, Vật lý; góp phần tạo dựng một nền tảng Toán học, Vật lý cho học sinh Việt Nam sẵn sàng đón nhận cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4.

Đồng thời, cuộc thi cũng nhằm tạo môi trường thân thiện, lành mạnh để học sinh tích cực giao lưu, học tập; tăng cường khả năng tiếng Anh cho học sinh qua giải Toán bằng tiếng Anh; đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường phổ thông.

Tham gia cuộc thi ViOlympic năm học 2017-2018, học sinh đăng ký thành viên trên website http://www.violympic.vn đúng các thông tin về họ và tên; ngày sinh; số điện thoại; địa chỉ lớp; trường; quận/huyện, tỉnh/thành phố. Học sinh đăng ký khối lớp nào thì chỉ thi được ở khối lớp đó. Khi đã đăng ký thành viên, học sinh vào website và đăng nhập với tên truy cập và mật khẩu đã đăng ký. Sau khi đăng nhập thành công, học sinh “Vào làm bài” để tham gia các vòng thi.

Cũng theo thể lệ mới ban hành, ViOlympic năm học 2017-2018 vẫn gồm 3 nội dung: Toán tiếng Việt, Toán tiếng Anh dành cho học sinh phổ thông trên toàn quốc và Vật lý dành cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 12; tuy nhiên BTC đã có một số điều chỉnh về vòng thi. Theo đó, với ViOlympic Toán tiếng Việt, từ 19 vòng thi đã được điều chỉnh xuống còn 13 vòng (gồm 12 vòng tự luyện và vòng thi chung kết toàn quốc). Với 2 nội dung thi Toán tiếng Anh và Vật lý, tuy vẫn giữ nguyên là 10 vòng nhưng số vòng thi chính thức cũng chỉ còn 1 vòng - vòng chung kết toàn quốc, bên cạnh 9 vòng tự luyện trước đó.

Thời gian mở vòng tự luyện đầu tiên là ngày 5/9 hằng năm. Lịch mở cụ thể sẽ được BTC công bố trên website chính thức của cuộc thi tại địa chỉ: http://www.violympic.vn. Với các vòng tự luyện này, học sinh có thể tham gia làm bài bất cứ thời điểm nào sau khi mở vòng tự luyện, miễn là vượt qua được tất cả các vòng để có đủ điều kiện tham dự “Vòng chung kết ViOlympic toàn quốc”. Thời gian làm bài của mỗi vòng được thông báo cho học sinh qua đồng hồ đếm ngược, thời gian làm bài của mỗi vòng được tính khi học sinh bắt đầu mở bài để làm trên hệ thống.

Học sinh có thể làm nhiều lần và lần cuối phải đạt 50% tổng số điểm trở lên mới được công nhận vượt qua vòng tự luyện đó. Điểm tối đa của một vòng là 300 điểm. Mỗi vòng có 3 bài tập, thời gian làm bài của mỗi bài là 20 phút, tổng thời gian làm bài của mỗi vòng là 60 phút.

Riêng 3 vòng cuối (vòng 11-12-13 đối với môn Toán tiếng Việt, vòng 8-9-10 đối với môn Toán tiếng Anh và Vật lý), BTC sẽ không giới hạn số câu hỏi nhằm phân loại học sinh dành cho các khối lớp có tổ chức “Vòng chung kếtViOlympic toàn quốc” (Toán tiếng Việt: khối 4,5, 8, 11; Toán tiếng Anh: khối 3, 4, 8; Vật lý: khối 6, 9). Điểm số của các vòng này được tính theo số lượng câu hỏi trả lời đúng - mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm.

BTC cũng cho biết, với các vòng thi 11, 12 đối với môn Toán tiếng Việt; vòng 8, 9 đối với môn Toán tiếng Anh và Vật lý, BTC mở thi theo ca để các cấp có thể tự tổ chức thi và đánh giá năng lực học sinh của cơ sở mình. Cán bộ tạo mã quản lý danh sách học sinh theo mã thi của mình.

Ở “Vòng chung kếtViOlympic toàn quốc”, thể lệ cuộc thi quy định, vòng thi này chỉ dành cho học sinh các lớp 4, 5, 8, 11 đối với môn Toán bằng tiếng Việt; các lớp 3, 4, 8 đối với môn Toán bằng tiếng Anh và lớp 6, 9 đối với môn Vật lý.

Tổng thời gian làm bài của thí sinh ở vòng chung kết toàn quốc là 60 phút. Thời gian làm bài cho mỗi học sinh được tính từ thời điểm BTC mở để học sinh làm bài; không trừ thời gian cho những trường hợp bị sự cố như máy tính bị hỏng, đường truyền bị nghẽn. Số lượng câu hỏi trong vòng thi toàn quốc, ngoài 3 bài tập như vòng tự luyện, những câu hỏi cho thêm không có giới hạn, mỗi câu làm đúng được 10 điểm.

Để quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động của cuộc thi giải Toán, Vật lý qua mạng Internet - ViOlympic, FPT thành lập BTC và báo cáo Bộ GD&ĐT. Sở, phòng GD&ĐT và các cơ sở giáo dục (nếu có tổ chức cho học sinh tham gia cuộc thi) có thể thành lập hoặc không thành lập BTC. Riêng “Vòng chung kết ViOlympic toàn quốc”, nếu Sở GD&ĐT có tổ chức cho học sinh tham gia mà không có BTC thì cần cử người thuộc Phòng Giáo dục Trung học, Phòng giáo dục Tiểu học chịu trách nhiệm tổ chức vòng toàn quốc này.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận