Mallorca: cuộc đấu tranh chống chất thải nhựa

Mallorca: cuộc đấu tranh chống chất thải nhựa

“Cơn bão biển” rác thải nhựa đã đến Mallorca, Tây Ban Nha biến nơi này trở nên xấu xí khi những bờ biển đẹp thành nơi ngập ngụa rác thải nhựa, bao bì của các sản phẩm dùng một lần. Nó cho thấy một sự thật: du lịch đem lại nguồn thu lớn cho nơi này nhưng cũng đi kèm với nó là rác thải.

.

Lượng rác thải nhựa ứ đọng từ mùa du lịch trước đến mùa sau, ngay cả khi phần lớn khách du lịch đã rời khỏi từ lâu. Đầu năm nay, nghị viện địa phương đã thông qua một đạo luật mới, rất nghiêm khắc và đầy tham vọng mang tên Luật về chất thải. Với việc áp dụng những quy định mới này, người ta hy vọng trong những năm tới lượng chất thải khổng lồ sẽ giảm dần: đến năm 2021 giảm 10% (so với 2010) và 20% đến năm 2030.

“Tham vọng của luật này thậm chí còn lớn hơn điều mà chính phủ Tây Ban Nha trông đợi”, theo lời ông Sebastián Sanso, giám đốc về kinh tế chất thải thuộc bộ Môi trường địa phương Baleare. “So với đất liền vấn đề môi trường trên các đảo thường nhạy cảm hơn nhiều. Tại đây, lượng rác thải ngày một nhiều hơn. Và dĩ nhiên là người sản xuất hầu như không nghĩ đến vấn đề tái chế rác”.

Đây là cái khó của những người quản lý bởi lượng rác thải từ các hoạt động du lịch rất nhiều. Do đó luật này quy định phải loại bỏ ngay từ đầu các chất gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các sản phẩm đóng gói bằng nhựa chỉ dùng một lần. Thí dụ như vỏ hộp đựng cà phê, ống hút bằng nhựa, bật lửa, dao cạo râu hay ống đựng mực in, những sản phẩm được chế tạo từ những nguyên liệu không thân thiện với môi trường hoặc chỉ sử dụng một lần.

Ngành du lịch Đức cũng tham gia hỗ trợ chiến dịch này với dự án “Nghỉ hè không có sản phẩm nhựa tại Balearen”, ở đây chủ yếu liên quan đến các chuỗi khách sạn. Hiện đã có hàng chục chuỗi khách sạn và khách sạn cũng như các công ty du lịch và các tổ chức phi chính phủ địa phương tham gia phát triển một dự án thí điểm, sẽ được thử nghiệm thực hiện trong mùa du lịch tới. “thí dụ, nhân viên khách sạn chỉ đưa ống hút nhựa khi khách yêu cầu, đề nghị khách không dùng cốc nhựa chỉ dùng một lần ở khu vực bể bơi, trong các phòng tắm sẽ thay các chai đựng xà phòng nhỏ bằng chai lớn, bỏ sử dụng đóng gói chia định suất tại các buffet điểm tâm. Một số khách sạn ở Mallorca và Ibiza đã bắt đầu thử thực hiện điều này.

Chuỗi khách sạn Iberostar có trụ sở chính ở Palma có ghi rõ mục tiêu cụ thể về giảm chất thải nhựa. Thí dụ ngay trong năm tới các cơ sở thuộc chuỗi khách sạn này sẽ không sử dụng bao bì nhựa cho các sản phẩm dùng một lần, điều này được ghi rõ trong trang web của doanh nghiệp. Iberostar trong khuôn khổ sáng kiến “Làn sóng đổi mới” chỉ mua cá cũng như các hải sản khác từ các cơ sở đánh bắt, nuôi hải sản bền vững nhằm bảo vệ đại dương.

Đi kèm với luật mới là sự ra đời của Quỹ “Save the Med”, một quỹ với sự tham gia của cả chính quyền lẫn người dân, cùng tài trợ cho các sáng kiến, các hoạt động xử lý rác thải nhựa và hạn chế trên địa bàn Mallorca. Phạm vi hoạt động của Quỹ “Save the Med” không chỉ có vậy, nó còn phối hợp với nhiều tổ chức khác cùng hợp tác với các cơ quan chính quyền trong việc thực thi luật mới được áp dụng này.

Trong tương lai, các hoạt động chống rác thải nhựa và giải pháp giải quyết vấn đề rác thải nhựa sẽ không chỉ bó hẹp ở phạm vi Mallorca. Do tất cả các quốc gia ven biển Địa trung hải đều liền kề nhau qua, vì thế rác ở quốc gia này có thể bị trôi dạt theo sóng sang các nước kế cận và điều đó cho thấy, rác ở Mallorca chưa chắc đã phát sinh tại đây mà có thể trôi dạt từ nơi khác tới.

Các chuyên gia về môi trường lẫn người dân địa phương đều tin rằng khi luật về rác thải phát huy tác dụng thì trong tương lai không xa các bãi biển nhất định sẽ sạch hơn, tuy nhiên điều này không phải là chuyện ngày một ngày hai. Còn các nhà sinh vật học về biển thì các biện pháp bảo vệ môi trường nhiều khi phải sau 20 năm mới thấy rõ kết quả.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận