PGS.TS Trần Đình Thiên: Việt Nam cần có cách tiếp cận độc đáo với CMCN 4.0

PGS.TS Trần Đình Thiên: Việt Nam cần có cách tiếp cận độc đáo với CMCN 4.0

PGS.TS Trần Đình Thiên: Việt Nam cần có cách tiếp cận độc đáo với CMCN 4.0

PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, quan trọng là chúng ta phải nhận thức được những đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và trên cơ sở đó đi đến những chương trình hành động cụ thể (Nguồn ảnh: vietq.vn)

Cuộc CMCN 4.0 đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nền kinh tế trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, thời gian gần đây, cách hiểu về CMCN, những ảnh hưởng tác động và việc phải làm sao để tận dụng được cơ hội, hạn chế thách thức từ cuộc cách mạng công nghiệp này cũng đang là vấn đề được các cấp lãnh đạo, các chuyên gia kinh tế, chuyên gia ngành CNTT dành nhiều sự quan tâm.

Chia sẻ tại Diễn đàn CMCN 4.0 được Bộ Công Thương tổ chức mới đây, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên cho biết trong phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 3/2017 diễn ra ngày 3/4 vừa qua, ông và một số chuyên gia đã có dịp thuyết trình, nêu ý kiến về cuộc CMCN 4.0.

Trong tham luận “CMCN 4.0: Cơ hội, thách thức - Làm gì để Việt Nam không “lỡ tàu”?” trình bày tại Diễn đàn CMCN 4.0, PGS.TS Trần Đình Thiên cho biết, sự hội tụ các khám phá khoa học và sáng tạo công nghệ đã dẫn đến sự ra đời của các cuộc CMCN và những nước dẫn đầu CMCN luôn phát triển vượt bạc so với các nước còn lại.

“Cuộc CMCN 4.0 hiện nay quả thực là một cơ hội lớn để chúng ta vươn lên. Vấn đề quan trọng là chúng ta phải nhận thức được những đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng này và trên cơ sở đó đi đến những chương trình hành động cụ thể. Tránh tình trạng đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý là ai cũng nói đến CMCN 4.0 nhưng không biết phải làm gì”, ông Thiên nhấn mạnh.

Đề cập đến khái niệm CMCN 4.0 và những đặc trưng của nó, ông Thiên cho biết, có nhiều nhận định khác nhau nhưng có thể thống nhất, CMCN 4.0 là sự tích hợp cao độ của hệ thống siêu kết nối - vật lý (ảo và thực) với sự đột phá của IoT (Internet kết nối vạn vật) và Trí tuệ nhân tạo (AI). Trong CMCN 4.0, những công nghệ nền tảng như IoT, AI, in 3D… với nền tảng là CNTT đang làm thay đổi nền sản xuất thế giới; mở ra cơ hội cho từng cá nhân, tổ chức và dân tộc. Và quốc gia nào tận dụng được, phát triển đúng trọng tâm, trọng điểm sẽ vượt lên, nếu không sẽ bị tụt hậu.

Cùng với chỉ rõ 5 đặc trưng cơ bản của CMCN 4.0, bao gồm: kết nối số mọi lúc mọi nơi; trí tuệ máy - robot tạo ra robot, tao ra lực lượng cạnh tranh và thay thế con người ở mọi cấp độ; thay đổi nguyên lý sản xuất - tự động hóa và “in” ra sản phẩm; tốc độ cực cao và tiến triển cực nhanh (logic “nhảy vọt” thay thế logic “tuyến tính”); phạm vi tác động bao trùm, toàn diện, ông Thiên cũng chỉ rõ cuộc CMCN 4.0 mang lại vô tận cơ hội và nhưng cũng đưa đến vô vàn thách thức.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận