Phê duyệt Đề án xây dựng hệ CSDL quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường

Phê duyệt Đề án xây dựng hệ CSDL quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường

Phê duyệt Đề án xây dựng hệ CSDL quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường

Theo Quyết định phê duyệt Đề án xây dựng hệ CSDL quốc gia về quan trắc TN&MT, trong giai đoạn 1 của Đề án, từ năm 2017-2020, ưu tiên quan trắc lĩnh vực môi trường và lĩnh vực biển, hải đảo (Ảnh minh họa. Nguồn: suckhoedoisong.vn)

Đề án hướng tới thiết lập hệ CSDL quốc gia về quan trắc TN&MT, một thành phần trong hệ thống CSDL quốc gia về TN&MT, trên cơ sở Quy hoạch mạng lưới quan trắc TN&MT quốc gia giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Ứng dụng giải pháp công nghệ hiện đại nhằm thu nhập, quản lý thống nhất, đáp ứng yêu cầu công bố, cung cấp, khai thác, chia sẻ kịp thời thông tin quan trắc TN&MT phục vụ mục tiêu hoạch định chính sách, phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh - quốc phòng.

Đề án được thực hiện trên phạm vi toàn bộ các số liệu quan trắc về TN&MT của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ TN&MT, các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động quan trắc về TM&MT, bao gồm: số liệu từ các trạm quan trắc cố định; số liệu các hoạt động quan trắc định kỳ; các số liệu quan trắc ngoài lãnh thổ Việt Nam phù hợp với các thỏa thuận, điều ước quốc tế; và các số liệu quan trắc từ các hoạt động không thường xuyên sẽ được chọn lọc, tích hợp các kết quả quan trắc phù hợp.

Được thực hiện trong 6 năm, từ năm 2017 đến 2022, Đề án xây dựng hệ CSDL quốc gia về quan trắc TN&MT chia thành 2 giai đoạn.

Trong đó, giai đoạn 1 (2017 - 2020) tập trung vào một số việc như: hoàn thiện cơ chế chính sách và các quy định kỹ thuật phục vụ thu nhận, xây dựng, quản lý, công bố, chia sẻ, cung cấp, khai thác sử dụng CSDL quốc gia về quan trắc TN&MT; đầu tư trang thiết bị, phần cứng, phần mềm, thiết lập Trung tâm tích hợp và xử lý dữ liệu; liên kết với các Trung tâm dữ liệu thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ TN&MT; kết nối với các bộ, ngành, địa phương… Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cũng nêu rõ, trong giai đoạn 1, ưu tiên quan trắc lĩnh vực môi trường và lĩnh vực biển, hải đảo.

Với giai đoạn 2 (2020 - 2022), theo Quyết định, Đề án sẽ thực hiện các việc gồm: hoàn thiện hạ tầng CNTT đáp ứng yêu cầu thực tế; hoàn thành kết nối tới tất cả các trung tâm dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương và các trạm quan trắc ngành TN&MT; tiếp tục thu nhận, tích hợp dữ liệu quan trắc TN&MT; hoàn thiện CSDL kết hợp xử lý, phân tích dữ liệu quan trắc bảo đảm công bố, cung cấp, chia sẻ, khai thác thông tin, dữ liệu quan trắc TN&MT…

Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (có thực hiện quan trắc về TN&MT) và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm lập, phê duyệt các nhiệm vụ, dự án thực hiện Đề án tại Phụ lục 1 được ban hành kèm theo Quyết định này. Hằng năm, tổng hợp, phê duyệt phân bổ kinh phí theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương cũng được giao xây dựng, cung cấp, kết nối, liên thông thông tin, dữ liệu quan trắc TN&MT trong phạm vi quản lý vào hệ CSL quốc gia về quan trắc TN&MT; định kỳ hằng năm báo cáo két quả thực hiện Đề án về Bộ TN&MT để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Bộ TN&MT là cơ quan có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai, thực hiện Đề án.

Bộ TT&TT được giao phối hợp cùng Bộ TN&MT, các bộ, ngành, địa phương liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra về kết nối, liên thông, đảm bảo an toàn thông tin và an ninh dữ liệu cho hệ CSDL quốc gia về quan trắc TN&MT.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận