So nhanh ảnh xóa phông từ iPhone X, Google Pixel 2 và máy ảnh Fujifilm X-T2

So nhanh ảnh xóa phông từ iPhone X, Google Pixel 2 và máy ảnh Fujifilm X-T2

Chụp ảnh vốn chỉ là một trong những tính năng của điện thoại nói chung và smartphone nói riêng, nhưng càng ngày tính năng này càng được cải tiến và giúp camera trên smartphone dần tiệm cận và vượt mặt các máy ảnh du lịch, thậm chí một số điện thoại hiện nay còn có tính năng xóa phông, mô phỏng hiệu ứng của máy ảnh chuyên nghiệp. 

So nhanh ảnh xóa phông từ iPhone X, Google Pixel 2 và máy ảnh Fujifilm X-T2

Dù biết rằng việc so sánh là khập khiễng và kích cỡ cảm biến cũng như các khác biệt về chức năng khiến các máy ảnh chuyên nghiệp từ trước tới nay luôn giữ được khoảng cách nhất định với các camera tích hợp trên điện thoại di động. Nhưng kể từ khi huyền thoại Nokia 808 ra đời đã khiến nhiều người nghĩ về một ngày camera trên điện thoại có thể sánh ngang với DSLR.

Tuy nhiên, cho tới bây giờ điều đó vẫn chưa xảy ra và chúng ta chỉ có thể gọi các chức năng "xóa phông" của điện thoại hiện nay là "mô phỏng hiệu ứng DSLR" mà thôi. Vậy hãy thử so sánh một vài tình huống chụp bằng điện thoại tích hợp chức năng chụp chân dung xóa phông (portraid mode) và máy ảnh chuyên nghiệp xem sao?

Trong bài viết này, VnReview.vn sẽ đọ khả năng xóa phông giữa đại diện camera điện thoại là Google Pixel 2, iPhone X và đại diện máy ảnh là Fujifilm X-T2

Tổng quan về thiết bị dùng để thử nghiệm

So nhanh ảnh xóa phông từ iPhone X, Google Pixel 2 và máy ảnh Fujifilm X-T2

Fujifilm X-T2

Fujifilm X-T2 là một flagship của Fujifilm ra mắt vào năm ngoái với cảm biến X-Trans CMOS III kích cỡ APS-C. Chiếc máy ảnh không gương lật Fujifilm X-T2 sẽ xóa phông dựa trên hiệu ứng quang học của ống kính Fujinon XF 35mm f/1.4 gắn rời. Đáng tiếc là X-T2 vẫn chưa tích hợp tính năng chống rung cho thân máy và cả ống kính XF 35 f/1.4 sử dụng trong trường hợp này cũng không có tính năng chống rung.

So nhanh ảnh xóa phông từ iPhone X, Google Pixel 2 và máy ảnh Fujifilm X-T2

iPhone X

Trong khi đó, Apple iPhone X sử dụng cụm camera kép với hai ống kính có tiêu cự và khẩu độ khác nhau để mô phỏng hiệu ứng xóa phông. Tất nhiên, cụm camera kép 12MP này sử dụng cảm biến kích cỡ nhỏ hơn chiếc máy ảnh Fujifilm khá nhiều và điều này sẽ được Apple bù đắp bằng các thuật toán của họ. Đáng chú ý, camera kép của iPhone X có khả năng zoom quang 2X, tích hợp chống rung quang học và có tính năng chụp ảnh xóa phông cùng một vài hiệu ứng thú vị khác. Nhìn chung, cách tiếp cận của iPhone X tương tự nhiều smartphone trên thị trường trang bị camera kép.

So nhanh ảnh xóa phông từ iPhone X, Google Pixel 2 và máy ảnh Fujifilm X-T2

Google Pixel 2

Khác với iPhone X và Galaxy Note8, Google lại tiếp cận theo cách khác nhờ vào thế mạnh của họ là phần mềm. Google Pixel 2 chỉ sử dụng một camera đơn 12MP ở phía sau, nhưng nhờ kết hợp cảm biến Dual Pixel và các thuật toán phức tạp đã giúp họ đạt được hiệu ứng xóa phông ấn tượng khi chụp bằng chế độ Portrait Mode. 

Như vậy, bài viết này sẽ không chỉ là cuộc đọ sức của camera điện thoại và máy ảnh chuyên nghiệp, mà còn là cuộc đọ sức giữa thuật toán của Google, camera kép của iPhone X và thế mạnh ống kính rời của máy ảnh mirrorless Fujifilm X-T2.

Ảnh chụp

So nhanh ảnh xóa phông từ iPhone X, Google Pixel 2 và máy ảnh Fujifilm X-T2

Ảnh chụp mặc định từ 3 thiết bị

Chúng ta hãy cùng đọ khả năng chụp ở chế độ chân dung (Portrait Mode) trên iPhone X và Google Pixel 2 (đều có khẩu độ f/1.8) và máy ảnh Fujifilm X-T2 với ống kính fix (chụp ở khẩu f/2.0), để xem liệu các thiết bị này sẽ cung cấp hiệu năng như thế nào cũng như thế mạnh và điểm yếu của từng thiết bị.

Đầu tiên là ảnh chụp ở trong nhà với ánh sáng đèn huỳnh quang:

So nhanh ảnh xóa phông từ iPhone X, Google Pixel 2 và máy ảnh Fujifilm X-T2

Ảnh chụp từ Fujifilm X-T2 ở khẩu độ f/2.0 (nhấp vào để xem ảnh lớn hơn, đã resize)

So nhanh ảnh xóa phông từ iPhone X, Google Pixel 2 và máy ảnh Fujifilm X-T2

Ảnh chụp từ iPhone X ở chế độ chân dung (nhấp vào để xem ảnh gốc)

So nhanh ảnh xóa phông từ iPhone X, Google Pixel 2 và máy ảnh Fujifilm X-T2

Ảnh chụp từ Google Pixel 2 (nhấp vào để xem ảnh gốc)

Nhìn tổng quan, có thể dễ thấy ảnh chụp từ iPhone X ám vàng mạnh (rõ nhất là bức tường màu trắng phía sau) và có xu hướng đẩy sáng lên. Tuy nhiên, cũng nhờ việc cố tình đẩy màu của ảnh sang tông màu vàng ấm nên ảnh chụp từ iPhone X trông bắt mắt hơn ảnh chụp từ Fujifilm X-T2 và Pixel 2.

So nhanh ảnh xóa phông từ iPhone X, Google Pixel 2 và máy ảnh Fujifilm X-T2

Ảnh crop ở phía trên mái tóc

So nhanh ảnh xóa phông từ iPhone X, Google Pixel 2 và máy ảnh Fujifilm X-T2

Ảnh crop ở bên trái

Soi kỹ có thể thấy khả năng xóa phông quang học trên Fujifilm X-T2 dĩ nhiên là vượt trội so với 2 chiếc điện thoại còn lại, dễ thấy nhất là các ngọn tóc ở trên đầu tách biệt khỏi phần nền (bức tranh và bức tường). Trong khi đó dù chỉ dùng một camera nhưng Google Pixel 2 vẫn tách khá tốt đối tượng khỏi phần nền nhưng vẫn còn bỏ sót vài chi tiết. Còn iPhone X có vẻ tách nền tốt hơn nhờ vào việc làm mềm phần tiếp nối giữa chủ thể và nền, cái giá phải trả là các ngọn tóc nhỏ nhoi ra ở trên bị... xóa phông luôn.

So nhanh ảnh xóa phông từ iPhone X, Google Pixel 2 và máy ảnh Fujifilm X-T2

Ảnh crop 100% ở giữa mặt

Soi độ chi tiết thì có vẻ như Google làm tốt hơn Apple một chút, trong khi Fujifilm có lợi thế ở kích cỡ cảm biến đã giúp giữ được nhiều chi tiết và tách bạch hơn.

So nhanh ảnh xóa phông từ iPhone X, Google Pixel 2 và máy ảnh Fujifilm X-T2

Ảnh chụp ở chế độ chân dung với các tùy chọn mở rộng trên iPhone X

So nhanh ảnh xóa phông từ iPhone X, Google Pixel 2 và máy ảnh Fujifilm X-T2

Ảnh gốc và ảnh chỉnh sửa từ file RAW của Fujifilm X-T2

Điều đáng nói là iPhone X còn có thêm nhiều tùy chọn khi chụp ảnh chân dung thay vì chỉ chụp ở chế độ chân dung mặc định như Pixel 2 hay Note8, giúp người dùng thoải mái sáng tạo hơn. Trong khi đó, các máy ảnh chuyên nghiệp như Fujifilm X-T2 sẽ có lợi thế trong việc chỉnh sửa hậu kỳ khi kích hoạt chế độ chụp file RAW, dù nhiều điện thoại hiện nay cũng có hỗ trợ chụp ảnh RAW (thường là file định dạng DNG) nhưng do cảm biến nhỏ nên thông tin thu nhận được không nhiều và dải sáng động thấp hơn nhiều so với các máy ảnh chuyên nghiệp, nên việc hậu kỳ từ file RAW của điện thoại không hiệu quả bằng các file RAW của máy ảnh.

Tiếp tục trong tình huống thứ 2 phức tạp hơn, trong tình huống này đối tượng chụp là một cây tùng xòe với nhiều lá nhỏ tua tủa và việc tách nền sẽ khó khăn hơn bao giờ hết.

So nhanh ảnh xóa phông từ iPhone X, Google Pixel 2 và máy ảnh Fujifilm X-T2

Ảnh chụp ở chế độ xóa phông với đối tượng là cây trang trí

Một lần nữa, Apple lại tiếp tục... sai màu nặng! Điều đáng nói là việc sai màu này khi chụp chân dung con người thì dễ dàng chấp nhận được, do dùng tông màu ấm với da người châu Á ít nhiều giúp tạo ra bức ảnh chân dung nịnh mắt. Tuy nhiên, khi chụp các đối tượng khác như cây cỏ hay chiếc bình hoa trong tình huống này thì việc ám màu vàng mạnh không hẳn là lựa chọn tốt. 

So nhanh ảnh xóa phông từ iPhone X, Google Pixel 2 và máy ảnh Fujifilm X-T2

Chụp từ Fujifilm X-T2 ở khẩu f/2.0 (nhấp vào để xem ảnh kích cỡ lớn)

So nhanh ảnh xóa phông từ iPhone X, Google Pixel 2 và máy ảnh Fujifilm X-T2

Chụp từ iPhone X ở chế độ xóa phông (nhấp vào để xem ảnh gốc)

So nhanh ảnh xóa phông từ iPhone X, Google Pixel 2 và máy ảnh Fujifilm X-T2

Ảnh chụp từ Google Pixel 2 ở chế độ xóa phông (nhấp vào để xem ảnh gốc)

Đi sâu vào chi tiết, khi soi kỹ thì ảnh chụp từ iPhone X dễ gây thất vọng khi bỏ sót một số vùng (chi tiết) mà đáng lẽ phải "xóa phông" dù được trang bị camera kép, trong khi Google Pixel 2 chỉ dùng một camera nhưng nhờ thuật toán xuất sắc nên giúp "tách" nền khỏi đối tượng (những chiếc lá của cây tùng xòe) gần như triệt để, dù có nhầm lẫn nhưng dễ dàng chấp nhận hơn so với sự "lem luốc" trên ảnh chụp từ iPhone X. Trong khi đó, Fujifilm X-T2 dù tách nền bằng quang học rất sạch sẽ nhưng cũng vì hiệu ứng quang học nên xóa phông luôn cả một số cành lá ở gần ống kính...

So nhanh ảnh xóa phông từ iPhone X, Google Pixel 2 và máy ảnh Fujifilm X-T2

Crop từ ảnh chụp bằng Fujifilm X-T2

So nhanh ảnh xóa phông từ iPhone X, Google Pixel 2 và máy ảnh Fujifilm X-T2

Crop từ ảnh chụp bằng iPhone X

So nhanh ảnh xóa phông từ iPhone X, Google Pixel 2 và máy ảnh Fujifilm X-T2

Crop ảnh chụp từ Google Pixel 2

Trước đó, một số người dùng phàn nàn rằng chế độ chụp xóa phông của iPhone X đôi khi bỏ sót các mảng nền ở các khe hở của đối tượng rất vô duyên, điều này một lần nữa lại trở thành hiện thực trong tình huống này.

Tiếp đến, thử thách khó hơn là chụp trong điều kiện thiếu sáng một chút, lúc này thế mạnh của máy ảnh chuyên nghiệp đã bộc lộ rõ với chất ảnh mịn hơn và đối tượng khá tách bạch, tuy nhiên chụp ở cự ly gần và khẩu độ f/2.0 đã khiến máy ảnh xóa luôn cả các cành cây ở gần ống kính.  Trong khi iPhone X bộc lộ điểm yếu và ảnh chụp gần như... không xóa phông. Google Pixel 2 một lần nữa lại thể hiện sức mạnh của thuật toán dù vẫn khá lem luốc.

So nhanh ảnh xóa phông từ iPhone X, Google Pixel 2 và máy ảnh Fujifilm X-T2

Ảnh chụp từ Fujifilm X-T2 ở khẩu độ f/2.0

So nhanh ảnh xóa phông từ iPhone X, Google Pixel 2 và máy ảnh Fujifilm X-T2

Ảnh chụp xóa phông từ Google Pixel 2 (bên trái) và iPhone X (bên phải)

Trên đây chỉ là một vài tình huống chụp thử nhanh ảnh xóa phông bằng máy ảnh và điện thoại trong môi trường ánh sáng điển hình (văn phòng). Có thể thấy rõ khoảng cách giữa máy ảnh và điện thoại vẫn còn xa nhưng không quá tách biệt như trước, máy ảnh trên điện thoại giờ đây có thế mạnh nhờ vào thuật toán và kích cỡ nhỏ gọn đã dần áp đảo DSLR trong nhu cầu thường nhật.

Xét riêng giữa hai chiếc điện thoại, iPhone X tiếp tục thế mạnh camera kép khi sử dụng hai ống kính với tiêu cự khác nhau để xóa phông (tách nền). Còn Google vẫn chứng tỏ vị trí số 1 trên bảng xếp hạng của DxOMark là có cơ sở (tham khảo) khi kết hợp khá xuất sắc giữa thuật toán và cảm biến ảnh dual-pixel dù chỉ dùng một camera đơn để xóa phông, thậm chí trong một số tình huống khả năng tách chủ thể của Pixel 2 tốt hơn iPhone X!

Nhìn chung, với nhu cầu up ảnh lên mạng xã hội như Facebook thì Pixel 2 và iPhone X vẫn đáp ứng tốt. Ảnh chụp từ Google Pixel 2 có tông màu trung tính hơn và phù hợp với hầu hết các tình huống đời thường cũng như tiện dùng để chỉnh sửa. Còn Apple đã tỏ ra khôn ngoan khi biết "tận dụng" việc các màn hình điện thoại và máy tính mặc định bán ra thị trường thường bị ám xanh có chủ ý (trừ một số màn hình chuyên nghiệp hoặc đã cân màu), nên họ cố tình tăng màu vàng để ảnh chụp nịnh mắt hơn, nhất là các bức ảnh chân dung.

TM

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận