Tạo chính sách đột phá cho ngành công nghiệp ICT để Việt Nam bắt kịp thời cơ trong CMCN 4.0

Tạo chính sách đột phá cho ngành công nghiệp ICT để Việt Nam bắt kịp thời cơ trong CMCN 4.0

Hội nghị quốc gia lần thứ XXI về điện tử, truyền thông và CNTT REV-ECIT 2018 (REV-ECIT 2018) đã chính thức khai mạc sáng nay 14/12. Đây là sự kiện được tổ chức hàng năm kể từ 1990. Đến nay, hội nghị đã trở thành diễn đàn lớn để công bố và trình bày các báo cáo khoa học của giới khoa học ngành điện tử - viễn thông cả nước.

Tạo chính sách đột phá cho ngành công nghiệp ICT để Việt Nam bắt kịp thời cơ trong CMCN 4.0

Nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT Trần Đức Lai  được bầu giữ chức Chủ tịch Hội Vô tuyến - Điện tử Việt Nam nhiệm kỳ 7 (2019-2023)

Khai mạc hội thảo, Nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT Trần Đức Lai cho biết, hội nghị REV-ECIT 2018 có chủ đề “Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin Việt Nam hướng tới cách mạng công nghiệp lần thứ 4”.

Hội nghị đã nhận được 70 báo cáo khoa học từ các viện, trường và các tổ chức nghiên cứu khoa học.  Sau khi thẩm định, 56 báo cáo sẽ được trình bày tại hội nghị. Trong đó 33 báo cáo được trình bày trong 8 tiểu ban và 23 được báo cáo bằng poster.

Một điểm mới của hội nghị năm nay là sẽ có một phiên diễn đàn cấp cao và các phiên tọa đàm sẽ diễn ra trong ngày 14/12 với nhiều báo cáo do lãnh đạo các tập đoàn, các công ty công nghệ lớn ở Việt Nam và thế giới trình bày, gồm: IoT platform, nền tảng của công nghiệp 4.0; Vai trò của AI trong kỉ nguyên 4.0; 5G - định hướng tương lai cho cách mạng công nghiệp 4.0; Ứng dụng công nghệ 4.0 trong các giải pháp an ninh, an toàn thông tin; Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành điện tử, viễn thông cho kỷ nguyên số; Chuyển đổi công nghệ vận hành mạng bằng cách kết hợp IoT trong quá trình chuyển đổi số; Thấu hiểu khách hàng dựa trên các mô hình học máy từ dữ liệu viễn thông và truyền thông mạng xã hội; Định hướng phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam - các giải pháp và kiến nghị;….

Tạo chính sách đột phá cho ngành công nghiệp ICT để Việt Nam bắt kịp thời cơ trong CMCN 4.0

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải phát biểu tại hội nghị

Cũng tại buổi khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Phạm Hồng Hải cho biết, Bộ TT&TT đặc biệt là Bộ Trưởng Nguyễn Mạnh Hùng rất quan tâm đến lĩnh vực công nghiệp điện tử viễn thông và CNTT.

Từ trước đến nay quản lý Nhà nước về lĩnh vực này còn một số phân tán, rải rác, chồng chéo trong việc ban hành chính sách và thực hiện quản lý Nhà nước. Tuy nhiên, với tầm quan trọng của nền công nghiệp CNTT nói chung thì việc phát triển các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đang ngày càng trở nên cấp thiết với nước ta. Nếu không dựa vào sự phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp điện tử viễn thông, CNTT thì sự phát triển của chúng ta sẽ kém bền vững.

Theo đánh giá của Thứ trưởng, hoạt động của Hội Vô tuyến-Điện tử Việt Nam cũng như hội thảo hôm nay có thể đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của kinh tế, xã hội nếu có sự chia sẻ và tăng cường kết nối hơn nữa với các doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử viễn thông, CNTT, đẩy mạnh nghiên cứu phát triển đưa vào ứng dụng trong công nghiệp sản xuất và dịch vụ ….khi không chỉ thuần túy về học thuật mà còn tạo diễn đàn cho các doanh nghiệp, các trường, viện trao đổi về những kinh nghiệm phát triển trong lĩnh vực điện tử, truyền thông và CNTT. 

Tạo chính sách đột phá cho ngành công nghiệp ICT để Việt Nam bắt kịp thời cơ trong CMCN 4.0

Gian trưng bày tại hội nghị

Cũng theo chia sẻ của Thứ trưởng Phạm Hồng Hải, Bộ TT&TT và các ngành liên quan cũng đang khẩn trương nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ xem xét, thông nhất ban hành khung chính sách, tạo hành lang pháp lý cho lĩnh vực này phát triển, thúc đẩy sự phát triển của toàn nền kinh tế. 

Bộ cũng đã có nhiều cuộc họp bàn về vấn đề này để xem trong thời gian tới những nội dung chính sách gì có thể là nội dung chính sách đột phá trong các lĩnh vực Bộ TT&TT đang thực hiện chức năng quản lý Nhà nước. Trong lĩnh vực công nghiệp CNTT đã có nhiều đề xuất, định hướng, sáng kiến để làm sao có thể tạo ra sự đột phá không chỉ cho giai đoạn 2019 – 2020 mà làm tiền đề cho sự phát triển nói chung của công nghiệp ICT của nước ta trong thời gian tới.

Thứ trưởng cũng hi vọng cộng đồng các nhà khoa học, doanh nghiệp và đặc biệt là Hội Vô tuyến - Điện tử phối hợp đề xuất tiếp tục các chính sách định hướng cần thiết để trong thời gian tới có các chính sách đột phá thúc đẩy ngành công nghiệp ICT để đất nước nắm bắt các thời cơ phát triển và tiến vào cuộc cách mạng 4.0 cũng như có được sự phát triển bền vững trong bối cảnh hiện nay.

Tạo chính sách đột phá cho ngành công nghiệp ICT để Việt Nam bắt kịp thời cơ trong CMCN 4.0

Máy in 3D

Hội nghị REV-ECIT 2018, sẽ kéo dài từ ngày 14 – 15/12. Bên lề hội nghị, Ban tổ chức đã phối hợp với các doanh nghiệp triển lãm và trưng bày một số sản phẩm tiểu biểu trong các lĩnh vực có liên quan do các doanh nghiệp trong nước nghiên cứu và phát triển, tiếp cận công nghiệp 4.0.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận