Thanh Hóa đưa CNTT trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Thanh Hóa đưa CNTT trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng cho biết, hiện nay ngành CNTT bao gồm lĩnh vực công nghiệp phần mềm, công nghiệp phần cứng, công nghiệp điện tử, công nghiệp nội dung số và dịch vụ CNTT đã trở thành ngành kinh tế quan trọng, có tốc độ phát triển hàng năm cao so với các khu vực khác, tỷ lệ đóng góp cho tăng trưởng GDP của cả nước ngày càng tăng.

Đến cuối năm 2013, tổng doanh thu công nghiệp CNTT đạt trên 39,5 tỷ USD, đưa tổng doanh thu toàn ngành CNTT và viễn thông đạt trên 46 tỷ USD, gấp 50 lần so với năm 2000 và gấp 2,5 lần so với năm 2010. Giá trị tăng của ngành công nghiệp CNTT và viễn thông đóng góp khoảng 6,7% tổng GDP của cả nước, trong đó doanh thu công nghệ phần mềm, công nghệ nội dung số và dịch vụ đạt khoảng 2,7 tỷ USD.

Thanh Hóa đưa CNTT trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Thứ trưởng  Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng phát biểu tại hội thảo (Ảnh: Lê Anh/ vietnamnet.vn)

Từ hiện trạng trên, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng đánh giá cao tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội thảo khoa học xây dựng và phát triển khu CNTT tập trung về phần mền và nội dung số tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến 2030 để học hỏi và rút kinh nghiệm sâu sắc của những tỉnh đi trước mang lại thanh công cho địa phương.

Tiếp thu ý kiến của Thứ trưởng Bộ TTTT, ông Ngô Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cũng cảm ơn tới các chuyên gia, các nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực CNTT đã phân tích, trao đổi các bài học, kinh nghiệm quốc tế, trong nước về phát triển khu CNTT tập trung; phân tích, làm rõ hơn những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của tỉnh Thanh Hóa đối với xây dựng và phát triển khu CNTT tập trung (phần mền, nội dung số) của tỉnh.

Thanh Hóa đưa CNTT trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng và Phó Chủ tịch Thanh Hóa Ngô Văn Tuấn điều hành thảo luận. (Ảnh: Lê Anh/ Vietnamnet.vn)

Phát biểu tại buổi Hội thảo, ông Trần Duy Bình, Giám đốc Sở TT&TT cho biết, việc thành lập Khu CNTT tập trung của tỉnh Thanh Hóa là một trong các giải pháp đột phá để xây dựng mô hình tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh theo chiều sâu, đáp ứng phát triển bền vững.

Việc thành lập CNTT tập trung sẽ tạo môi trường, chính sách, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh. Qua đó đẩy mạnh phát triển các sản phẩm phần mềm, nội dung số đủ điều kiện cung cấp trên thị trường trong nước và quốc tế. Đồng thời, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và từng bước đưa công nghệ CNTT trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Mục tiêu, năm 2016 – 2020, tỉnh Thanh Hóa sẽ xây dựng khu công nghệ CNTT tập trung có diện tích trên 5ha. Trong đó có các khu chức năng theo tiêu chí quy định của Nghị định 154/NĐ-CP ngày 08/11/2013 của Chính phủ. Đảm bảo hạ tầng kỹ thuật CNTT-TT nhằm cung cấp dịch vụ hạ tầng cho các doanh nghiệp phát triển phần mềm và nội dung số.

Từ đó thu hút ít nhất 5 doanh nghiệp đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật vào khu CNTT tập trung và trên 20 doanh nghiệp phần mềm nội dung số cùng tham gia vào chuỗi công viên phần mềm trong nước.

Thanh Hóa đưa CNTT trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Hội thảo khoa học “Xây dựng và phát triển khu CNTT tập trung về phần mềm, nội dung số tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030” diễn ra sáng 25/3/2016. (Nguồn ảnh: mic.gov.vn)

Hợp tác 10 đến 20 doanh nghiệp trong và ngoài nước mở văn phòng, hoặc đầu tư thành lập doanh nghiệp để tham gia hoạt động trong khu CNTT tập trung của tỉnh. Có 2 - 3 doanh nghiệp có thể thực hiện gia công phần mềm cho nước ngoài.

Bên cạnh đó, hướng tới thu hút một số cơ sở đào tạo nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao đủ tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo đào tạo, cung cấp đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực CNTT cho tỉnh và khu vực. Phấn đấu liên kết được trên 1.000 nhân lực CNTT chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển khu CNTT tập trung. Đặt hàng xây dựng được trên 10 sản phẩm phần mềm, nội dung số và dịch vụ công nghệ thông tin trọng điểm của Thanh Hóa

Đến năm 2030, lộ trình Thanh Hóa sẽ mở rộng thêm 3 ha để cho phép các doanh nghiệp mở rộng quy mô và tăng số doanh nghiệp hoạt động trong khu CNTT tập trung của tỉnh.

Phấn đấu có trên 3.000 lao động về CNTT làm việc tại khu CNTT tập trung; 4-5 doanh nghiệp đủ khả năng xuất khẩu phần mềm và 5-10 doanh nghiệp thực hiện gia công phần mềm cho nước ngoài. Trên 50 sản phẩm/dịch vụ nội dung có thương hiệu trong và ngoài nước, có doanh thu cao.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận