Bước “chạy đà” ngoạn mục trước cuộc đua 4G

Bước “chạy đà” ngoạn mục trước cuộc đua 4G

Đường đua khốc liệt

Thị trường viễn thông Việt Nam sau một thời gian “im ắng” đã có một đợt sóng mới mang tên 4G. Khi Viettel tuyên bố cung cấp thử nghiệm 4G tại Vũng Tàu vào 12/12/2015, dường như ngay lập tức, ngày 18/1/2016, VinaPhone đã ra mắt dịch vụ này tại Phú Quốc và Thành phố Hồ Chí Minh trong khi các đơn vị được cấp giấy phép thử nghiệm còn lại là MobiFone, FPT vẫn im hơi lặng tiếng.

Thực tế cho thấy, 4G là xu thế tất yếu của các nhà mạng trên thế giới, khi nhu cầu sử dụng các dịch vụ đòi hỏi băng rộng của các tổ chức, cá nhân xuất hiện ngày càng nhiều; các chủng loại, thiết bị 4G (cả thiết bị mạng và đầu cuối) đa dạng và giá ngày càng giảm. Ông Thiều Phương Nam, Tổng Giám đốc Qualcomm Đông Dương vào tháng 9/2015 cho hay, hiện thế giới đã có 422 mạng 4G ở 143 quốc gia được thương mại hóa, cung cấp dịch vụ tới người dân trong tổng số 670 nhà mạng ở 181 quốc gia đầu tư cho 4G.

Bước “chạy đà” ngoạn mục trước cuộc đua 4G

Tại Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông có chủ trương cấp giấy phép 4G vào quý IV/2016. Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm từng cho hay, năm 2016 đã hội tụ tương đối đầy đủ các điều kiện để Việt Nam có thể triển khai thành công 4G và năm 2017 sẽ là năm phát triển mạnh mẽ.

Nói về 4G, đại diện một nhà mạng lớn cho hay, công nghệ này sẽ đặt các doanh nghiệp vào… vạch xuất phát và ai tận dụng tốt người đó sẽ thắng.

Đồng tình quan điểm này, một chuyên gia viễn thông cho rằng, trên thị trường công nghệ toàn cầu, không thiếu những “ông lớn” đã “chậm chân” trong việc nắm bắt công nghệ mới và phải rời bỏ đường đua như Alcatel, Nokia…

Từ những bài học xương máu ấy, các doanh nghiệp viễn thông Việt hẳn không thể lơ là với sự khốc liệt của “đường đua 4G” và phải chọn cho mình vị trí xuất phát cũng như chiến lược, chiến thuật tốt nhất để dẫn đầu thị trường. Và ngược lại, khi không có sự chuẩn bị tốt, coi việc “lên 4G” chỉ là “cho có” thì đơn vị ấy chắc chắn sẽ khó cạnh tranh với đối thủ và nguy cơ bị “vượt mặt” là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Bước “chạy đà” ngoạn mục trước cuộc đua 4G

Dồn lực cho 4G

Xác định 4G sẽ là “át chủ bài” trong giai đoạn tới, các nhà mạng Việt đều đã có những bước đi bài bản. Nếu như Viettel và VinaPhone đều ra từ cuối 2015, đầu 2016 thì 4G của MobiFone mới được “lên sóng” vào ngày 1/7 vừa rồi.

Khác với đối thủ, khi đưa dịch vụ này ra cung cấp thử nghiệm, MobiFone đồng loạt triển khai ở 3 thành phố lớn nhất nước là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Cùng lúc, nhà mạng tuyên bố ra mắt đường trục truyền dẫn Bắc - Nam và truyền hình MobiTV. Cùng với hệ thống bán lẻ, đây là những mắt xích quan trọng của MobiFone để giành chiến thắng trong cuộc đua khắc nghiệt trên thị trường viễn thông Việt.

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc MobiFone cho hay, đường trục Bắc - Nam được hoàn thành với tốc độ kỷ lục trong vòng 6 tháng. Nắm trong tay “xương sống” trong truyền dẫn sẽ giúp nhà mạng nâng cao chất lượng, giảm giá thành và chi phí phục vụ khách hàng. Bên cạnh đó, đường trục sẽ giúp MobiFone đẩy nhanh triển khai 4G, cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền tảng công nghệ mới.

Với 4G, trước khi phát hàng ngàn sim miễn phí tới khách hàng, MobiFone đã phải thử nghiệm rất kỹ càng và đạt được tốc độ 225Mbps/75Mbps. Đặc biệt, trong các đợt thử nghiệm, MobiFone đã hợp tác chặt chẽ với Ericsson, Samsung, NSN, Huawei, ZTE, Apple để đem đến trải nghiệm về tốc độ, công nghệ mới như dịch vụ truyền hình, video, game… trên nền 4G.

Theo đại diện một nhà mạng, về công nghệ có thể đầu tư giống nhau, nhưng điều sẽ làm nên thành công trong cuộc đua 4G chính là chất lượng dịch vụ, chiêu thức kinh doanh. Hiểu rõ điều này, MobiFone đã xây dựng cho mình một hệ sinh thái 4G hoàn chỉnh và MobiTV được xem là “mảnh ghép hoàn hảo” cho hệ sinh thái này.

Với ưu thế sở hữu MobiTV với công nghệ hiện đại hàng đầu châu Á, MobiFone đã phối hợp cùng Ericsson cung cấp dịch vụ truyền hình trực tuyến trên di động và trải nghiệm xem nội dung trên công nghệ tiên tiến 4K UHD. Đây là một phần trong kế hoạch triển khai công nghệ tốc độ 600Mbps trên mạng LTE của MobiFone, sử dụng công nghệ sóng mang (Carrier Aggregation) và điều chế tiên tiến để cung cấp cho các thuê bao 4G những trải nghiệm truyền hình và video tốt nhất. Thử nghiệm này được sử dụng công nghệ vô tuyến hàng đầu của Ericsson Evolved Packet Core (EPC) kết hợp với điều chế 256 QAM thực hiện trên mạng thực của nhà khai thác

Báo cáo Ericsson Mobility vào tháng Sáu cho thấy, tới năm 2021, số lượng thuê bao smartphone của Việt Nam dự kiến sẽ tăng 3 lần so với thời điểm hiện tại và video sẽ là là ứng dụng phổ biến nhất của các thuê bao. Điều này cho thấy xu thế tăng trưởng lưu lượng video trên di động, tạo ra thách thức đối với các nhà khai thác di động trong việc cung cấp các trải nghiệm video và truyền hình chất lượng cao và hội tụ trên băng rộng di động.

Một lãnh đạo của MobiFone còn tiết lộ rằng, không chỉ có MobiTV, hàng loạt dịch vụ giá trị gia tăng được xây dựng phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác cũng đang sẵn sàng, đợi lệnh để “tổng tấn công” vào thị trường 4G.

Cuộc đua đang ở giai đoạn khởi động. Và theo lẽ thông thường, nhà mạng nào thực sự có bước chạy đà tốt sẽ chiếm ưu thế. Hãy đợi xem ai sẽ dẫn đầu “cuộc chơi” được coi là “sinh tử” trong bối cảnh thị trường đang cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận