Cứ sau 1,1 giây thì Zalo lại có thêm một người dùng mới

Cứ sau 1,1 giây thì Zalo lại có thêm một người dùng mới

Cứ sau 1,1 giây thì Zalo lại có thêm một người dùng mới

Ra mắt tháng 12/2012, ứng dụng OTT mang thương hiệu Zalo ban đầu được biết đến như một ứng dụng liên lạc trên đi động với khả năng đảm bảo kết nối ổn định, nhanh chóng. Sau chặng đường dài phát triển, sản phẩm này tiếp tục mở rộng phạm vi dịch vụ, hướng đến các nhu cầu đời sống thiết yếu của con người như làm việc, đi lại, ăn uống, sức khỏe, dịch vụ công, điện nước…

Cụ thể, phiên bản Zalo hiện tại đã cho phép người dùng đặt lịch hẹn với bác sĩ, theo dõi quá trình sử dụng điện ở gia đình, tra cứu thông tin hành chính, mua vé máy bay…chỉ với những thao tác rất đơn giản, nhanh chóng trong cửa sổ nhắn tin. Phiên bản Zalo trên PC là công cụ hỗ trợ công việc với các chức năng như: gửi tài liệu nhanh với dung lượng lớn, gửi nhanh ảnh chụp màn hình, tạo các nhóm thảo luận.

Ngoài ra, trong quá trình phát triển của mình, Zalo cũng góp phần giải quyết một số vấn đề “nóng” của xã hội nhờ vào thế mạnh tra cứu, tương tác. Ví dụ trong đợt cao điểm về khủng hoảng vắc xin cuối tháng 12/2015, Bộ Y Tế tổ chức cho người dân tra cứu điểm tiêm vắc xin gần nhất qua Zalo. Ngoài ra, tổng đài Hành chính công của Đà Nẵng cũng sử dụng chức năng nhắn tin trên Zalo để người dân tra cứu tình trạng hồ sơ, giúp tiết kiệm thời gian và giảm thiểu quy trình rườm rà.

Tuy VNG tuyên bố có 50 triệu người dùng Zalo, thế nhưng phía Viettel lại đưa ra một con số khác về tổng số người dùng dịch vụ OTT tại Việt Nam trong sự kiện dịch vụ OTT mang tên Mocha của nhà mạng này cán mốc 3 triệu người dùng. Viettel cho rằng Việt Nam hiện chỉ có khoảng 30 triệu người dùng OTT. Con số 3 triệu người dùng Mocha cũng gây bất ngờ trong lúc phải cạnh tranh với các "ông lớn" như Facebook Messenger, Viber, Zalo đi trước nhiều năm. Đại diện phía Viettel tiết lộ: “Người dùng Mocha không chỉ là khách hàng của Viettel, 40% người dùng đến từ các mạng khác. Trong đó có gần 200 nghìn khách hàng đến từ các quốc gia Viettel đầu tư như Haiti, Timor Leste, Lào…”, đa phần là các bạn trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 22.

Đầu năm 2015, VinaPhone âm thầm truyền thông về dịch vụ OTT của mình với thương hiệu VietTalk. Khi sử dụng VietTalk người dùng được miễn phí cước 3G của mạng VinaPhone. Tháng 8/2015, MobiFone công bố thử nghiệm ứng dụng OTT mang tên Halo. Nếu khách hàng của MobiFone sử dụng ứng dụng Halo sẽ không phải mất phí 3G. Halo còn cho phép người dùng gọi điện cho các thuê bao không còn trực tuyến trong Halo hoặc bạn bè chưa sử dụng Halo, thuê bao cố định. Hiện 2 nhà mạng đều chưa công bố số thuê bao OTT của mình .

Trước đó, ngày 16/4/2014, Công ty Bkav chính thức tham gia thị trường OTT với ứng dụng gọi điện, nhắn tin miễn phí Btalk. Ông Nguyễn Tử Hoàng, Phó Chủ tịch phụ trách phần mềm Bkav tuyên bố sứ mệnh của ứng dụng gọi điện, nhắn tin miễn phí Btalk là thay thế Viber tại Việt Nam và tiến ra toàn cầu. Btalk nhắm tới sự tích hợp cao độ - tích hợp tính năng gọi điện thường và gọi điện miễn phí trên cùng một giao diện, tích hợp nhắn tin SMS, Chat FB, YM, Gtalk trên cùng một giao diện. Đặc biệt, Btalk được trang bị bàn phím thông minh MagicPad. Trên giao diện bàn phím, người dùng chỉ cần gõ từ 1 – 3 chữ cái đầu tiên của tên là có thể tìm được người cần liên lạc. Ngay khi tìm được tên cần gọi, trên bàn phím sẽ xuất hiện ký hiệu cho biết có thể thực hiện cuộc gọi, nhắn tin miễn phí qua Internet hay không. Trường hợp người được gọi không online thì vẫn có thể gọi điện, nhắn tin thông thường ngay trên giao diện này. Hiện Bkav chưa có con số chính thức số thuê bao của dịch vụ này.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận