Hà Nội lắp đặt đầu thu cho người nghèo chậm nhất trong số 23 tỉnh, thành

Hà Nội lắp đặt đầu thu cho người nghèo chậm nhất trong số 23 tỉnh, thành

Hà Nội lắp đặt đầu thu cho người nghèo chậm nhất trong số 23 tỉnh, thành

Đà Nẵng đi đầu trong việc triển khai thành công hỗ trợ đầu thu truyền hình cho người nghèo.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp với Bộ TT&TT vào sáng ngày 18/5/2016 về việc triển khai hỗ trợ đầu thu truyền hình số cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn TP Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý Tiếp yêu cầu: “việc triển khai hỗ trợ lắp đặt đầu thu cho các hộ nghèo, cận nghèo phải làm ngay nếu không sẽ bị muộn”.

Phó Chủ tịch Ngô Văn Quý giao cho Sở TT&TT, Sở LĐ-TB&XH phải triệu tập các Phó Chủ tịch phụ trách về triển khai hỗ trợ cho người nghèo tại các quận, huyện để tổ chức bàn giao “tay ba” với doanh nghiệp trúng thầu (gói thầu do Bộ TT&TT triển khai) để triển khai thực hiện ngay trong tuần này.

Ông Ngô Văn Quý cũng nói rõ về thời hạn phải hoàn thành lắp đặt cho các hộ dân. Theo đó, Bộ TT&TT sẽ triển khai lắp đặt cho hơn 34.000 hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn Trung ương trong đợt 1. Đối với các hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo mới sẽ được lắp đặt đợt sau, hạn chót là ngày 15/8 phải có đủ đầu thu cho đối tượng thuộc diện Trung ương hỗ trợ. Còn đối với các hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn riêng của Hà Nội, Hà Nội sẽ tự triển khai.

“Hà Nội sẽ tự tìm nguồn xã hội hóa, kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ hoặc là sẽ chi từ nguồn ngân sách. Để đảm bảo cho các hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn của Hà Nội có đầu thu trước ngày 15/8/2016”, ông Quý phát biểu.

Đến thời điểm này Hà Nội mới bắt tay triển khai lắp đặt đầu thu cho các hộ nghèo bị muộn nhất trong số 23 tỉnh, thành đang triển khai số hóa truyền hình. Ông Phạm Văn Dũng, Giám đốc Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích cho hay, 22 tỉnh, thành khác đều đã ở trong giai đoạn cuối để hoàn thành việc lắp đặt, tỉnh ít nhất cũng đã hoàn thành được 70%, tỉnh nhiều đã hoàn thành xong 90%.

Có hai thành phố có chuẩn nghèo riêng của địa phương là Hà Nội và TP.HCM (trước đây là Đà Nẵng), hiện nay TP.HCM có 15.000 hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn địa phương, TP.HCM đã quyết định dùng ngân sách địa phương để mua đầu thu hỗ trợ một phần, còn lại sẽ tìm các doanh nghiệp hỗ trợ, bao gồm cả hỗ trợ người nghèo mua tivi với giá ưu đãi.

TP.HCM đã tiến hành mời thầu mua sắm cũng thời điểm với Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích và trang bị đầu thu cho người nghèo theo chuẩn địa phương sắp xong. Đà Nẵng trước đây cũng triển khai theo cách kêu gọi các doanh nghiệp hỗ trợ đầu thu truyền hình trả tiền cho người nghèo theo chuẩn riêng, số lượng còn lại thì Đà Nẵng trích ngân sách địa phương để mua đầu thu hỗ trợ. Việc lắp đặt cho hộ dân được hưởng ở Đà Nẵng cũng tiến hành song song với dự án của Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích triển khai.

Theo số liệu từ Sở LĐ-TB&XH Hà Nội, tính đến 1/5/2016, toàn thành phố có 65.377 hộ nghèo (trong đó có 44.765 hộ nghèo theo chuẩn Trung ương, 20.612 hộ nghèo chuẩn riêng Hà Nội) và 34.005 hộ cận nghèo (trong đó có 21.837 hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương, 12.168 hộ cận nghèo theo chuẩn riêng của Hà Nội).

Theo phân công của Thủ tướng Chính phủ, Bộ TT&TT sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ đầu thu truyền hình có 66.602 hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn Trung ương, còn lại 32.780 hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn riêng của Hà Nội, Hà Nội sẽ tự tổ chức triển khai.

Về phương án thực hiện xã hội hóa hỗ trợ đầu thu cho người nghèo, UBND TP Hà Nội đã ký Biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Viettel để hỗ trợ hộ nghèo của TP tiếp cận dịch vụ truyền hình.

Theo phương án mới nhất do Sở LĐ-TB&XH Hà Nội đưa ra, Viettel sẽ triển khai lắp đặt dịch vụ truyền hình cáp miễn phí cho 12.000 hộ nghèo, cận nghèo của Hà Nội, sau khi các hộ này thoát nghèo sẽ chuyển sang ký hợp đồng dịch vụ với giá thuê bao ưu đãi. Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích sẽ triển khai lắp đặt đầu thu cho 34.409 hộ, dự án này đã hoàn tất đấu thầu mua sắm và đang trong giai đoạn triển khai lắp đặt.

Còn lại 20.193 hộ nghèo chưa được tiếp cận với truyền hình kỹ thuật số, trong số này có tới 13.000 hộ chưa có tivi, 7.193 hộ có tivi. Theo Quy định của nhà nước, chỉ những hộ nghèo, cận nghèo có tivi mới được nhận hỗ trợ từ ngân sách Trung ương. Tuy nhiên các địa phương có thể tự triển khai hỗ trợ phương tiện thu xem cho người dân theo kế hoạch riêng của từng địa phương.

Ông Dũng cũng đề nghị Hà Nội cần hết sức cân nhắc để đảm bảo hỗ trợ đầu thu đúng tiến độ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cũng như thống nhất của Ban chỉ đạo. Trên cùng một địa bàn cần thống nhất một phương án hỗ trợ, tránh tình trạng có hai hộ nghèo ở gần nhau mà một hộ được lắp đầu thu truyền hình miễn phí, còn một hộ lắp truyền hình cáp của Viettel, đến khi thoát nghèo phải trả cước xem truyền hình là không công bằng.

Liên quan đến việc Viettel sẽ triển khai lắp đặt dịch vụ truyền hình cáp miễn phí cho 12.000 hộ nghèo, cận nghèo của Hà Nội, sau khi các hộ này thoát nghèo sẽ chuyển sang ký hợp đồng dịch vụ với giá thuê bao ưu đãi. Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm đưa ra phương án Viettel có thể mua đầu thu truyền hình quảng bá để cho người nghèo, không nhất thiết phải ràng buộc vào điều kiện phát triển thuê bao truyền hình cáp. Còn trong trường hợp Viettel muốn phát triển thuê bao truyền hình cáp cho hộ nghèo thì chương trình tặng này phải trích từ nguồn quỹ phúc lợi, không được hạch toán vào chi phí kinh doanh. Viettel cũng phải cam kết không vi phạm luật cạnh tranh, không được khuyến mãi bán phá giá dịch vụ.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận