K+ đang “dẫn dắt” thị trường truyền hình trả tiền

K+ đang “dẫn dắt” thị trường truyền hình trả tiền

K+ đang “dẫn dắt” thị trường truyền hình trả tiền

K+ đang dẫn dắt thị trường truyền hình trả tiền với việc công bố gói bản quyền Cúp C1, V-lealue và hợp tác với các đơn vị phân phối nội dung.

Cuối cùng, ông lớn SCTV, đơn vị đang có số lượng thuê bao truyền hình lớn nhất cả nước đã bắt tay với K+ để đồng phân phối gói kênh K+ trên hệ thống. Cú bắt tay giữa SCTV và K+ đã đưa K+ có mặt trên 6 hạ tầng truyền hình trả tiền lớn nhất bao gồm: VTVcab, SCTV, MyTV, FPT, Viettel, HCTV. SCTV là ông lớn cuối cùng “bắt tay” K+ để cung cấp gói kênh K+ cho các thuê bao của mình là một tín hiệu cho thấy, các nhà đài từ chỗ không thể ngồi chung với nhau, tìm mọi cách để cạnh tranh, triệt tiêu đối thủ thì đến nay các đơn vị đã có thể cùng hợp tác về nội dung, cùng khai thác thuê bao để cùng phát triển thay vì cạnh tranh nhau về giá.

Sở dĩ các nhà cũng cấp truyền hình trả tiền kể cả các nhà cung cấp lớn nhất cũng đã bắt tay, hợp tác với K+ bởi các chính các thế mạnh nội dung mà K+ đã kiên trì đầu tư một cách bài bản từ khi ra mắt thị trường tới nay. Mới đây, K+ đã đàm phán thành công với UEFA để sở hữu độc quyền toàn bộ bản quyền phát sóng truyền hình 2 giải bóng đá UEFA Champions League và UEFA Europa League (thường được gọi là Cúp C1 và C3) trên hạ tầng truyền hình trả tiền và Internet (OTT) tại Việt Nam. Thỏa thuận này có hiệu lực ngay lập tức từ thời điểm này của mùa giải hiện tại 2017/18 và ba  mùa giải tiếp theo 2018/19, 2019/20, 2020/21. Tin vui này làm nức lòng người hâm mộ Việt Nam, mỗi mùa giải, các thuê bao của K+ có cơ hội thưởng thức trọn vẹn 33 tối thi đấu đỉnh cao của giải UEFA Champions League qua và 15 tuần thi đấu của giải UEFA Europa League.

K+ đang “dẫn dắt” thị trường truyền hình trả tiền

K+ đã sở hữu bản quyền Cúp C1 từ 7/3/2018.

Việc K+ mua phát sóng UEFA Champions League và UEFA Europa League đã không ít ý kiến tỏ ra lo ngại về vấn đề vi phạm bản quyền. Bởi ở mùa trước đây gói bản quyền này đã được VTVcab đàm phán mua thành công, nhưng sau đó VTVcab đã hai lần bị đơn vị phân phối bản quyền truất quyền phát sóng do không có biện pháp hữu hiệu để chống vi phạm bản quyền trên môi trường số.

VTVcab là nạn nhân của vi phạm bản quyền và dẫn đến bị mất quyền phát sóng. Còn đại diện K+ cho biết, việc K+ mua được bản quyền  C1 là do đối tác phân phối đã đánh giá cao kinh nghiệm chuyên môn của K+ trong việc bảo vệ bản quyền. K+ đã đầu tư một hệ thống chống vi phạm bản quyền rất chặt chẽ, đồng thời  đội ngũ chống vi phạm bản quyền ngăn chặn và xử lý rất hiệu quả các hành vi vi phạm, các biện pháp hiệu quả này đã và đang áp dụng cho các giải đấu lớn trên K+ như Ngoại Hạng Anh, LaLiga.

Hệ thống chống vi phạm bản quyền của K+ đã giúp phát hiện nhanh các địa chỉ vi phạm, từ đó K+ có hướng xử lý nghiêm với các hành vi vi phạm. Không ít các đơn vị vi phạm bản quyền của K+ đã bị cơ quan chức năng triệu tập sau khi bị K+ tra soát và phát hiện, sau đó báo cáo với cơ quan chức năng.

Tất nhiên việc bảo vệ bản quyền C1 hay C2, EPL, La Liga…không chỉ ở hệ thống chống vi phạm bản quyền của người sở hữu các bản quyền nội dung, hay của các cơ quan quản lý mà còn phụ thuộc nhiểu vào trách nhiệm của khan giả, những người sử dụng nội dung[NSM1] .

Vừa công cố bản quyền cúp C1, K+ tiếp tục đầu tư vào bản quyền bóng đá V-League 2018. Việc K+ đầu tư vào nội dung V-League được giới chuyên môn đánh giá là sự thuận lợi cho bóng đá trong nước phát triển. Bởi vì những giải đấu phát sóng trên K+ đều là các giải đấu hấp dẫn, việc K+ đầu tư vào V-League sẽ nâng cao giá trị và chất lượng của giải đấu từ đó góp phần phát triển nền bóng đá Việt Nam

Từ năm 2013 tới nay, thị trường truyền hình trả tiền đã chứng kiến cuộc đua quyết liệt về giá, các nhà đài một mặt đua nhau giảm giá thuê bao, tặng quà để giành giật khách hàng, một mặt đã chạy đua đầu tư cho các bản quyền nội dung, cung cấp dịch vụ trên các nền tảng OTT, Mobile để gia tăng giá trị sử dụng cho khách hàng. Chính sự cạnh tranh này đã mang lại lợi ích lớn cho người sử dụng dịch vụ truyền hình.

Trong cuộc đua này, thuê bao K+ đang được hưởng mức phí dịch vụ thấp chưa từng có (chỉ 125.000 đồng/tháng), trong khi đó vẫn được xem các bản quyền hấp dẫn nhất. K+ cũng là nhà mạng duy nhất ở Việt Nam có hình thức miễn phí dịch vụ myK+ cho thuê bao sử dụng đầu thu hiện nay.

Cũng không ít nhà mạng tung ra các gói giá rẻ , chẳng hạn, SCTV có SCTV VOD thu phí từ 30.000 đồng – 50.000 đồng/tháng, hay như VTVcab cũng có VTVcab ON với giá cước chỉ từ 40.000 đồng – 50.000 đồng/tháng tuy nhiên bỏ ra số tiền này mỗi tháng người xem không thể xem đầy đủ các giải bóng đá nên các gói giá rẻ hầu như không có giá trị với  người dùng.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận