3 hệ thống chống tăng Nga khiến NATO khóc thét

3 hệ thống chống tăng Nga khiến NATO khóc thét

Mọi xe tăng tối tân nhất của NATO hiện nay đều không thể chống đỡ nổi những phát bắn từ các hệ thống tên lửa chống tăng tự hành này của Nga.

3 he thong chong tang Nga khien NATO khoc thet
Đứng đầu bảng trong các hệ thống tên lửa chống tăng Nga khiến NATO khiếp sợ là 9P157-2 Khrizantema-S. Đây là là tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành cực kỳ hiện đại của Nga do Konstruktorskoye Byuro Mashynostroyenia (KBM - Văn phòng Thiết kế Kỹ thuật) phát triển và giới thiệu lần đầu tháng 7/1996. Tên lửa chính thức trang bị trong Quân đội Nga từ năm 2004. Nguồn ảnh: Sina.

3 he thong chong tang Nga khien NATO khoc thet-Hinh-2
 Khrizantema-S là hệ thống tên lửa chống tăng có khả năng tự động hóa rất cao, có thể nạp đạn tự động. Cụ thể, trong chiến đấu, đạn tên lửa được nạp tự động nhờ máy nạp đạn tự động, ngay sau khi phóng loạt 2 đạn tên lửa, cần ống phóng sẽ đưa ống phóng rỗng về vị trí nhận nạp đạn tự động trên nóc xe để máy nạp tự động tiếp đạn với loại đầu nổ được chọn tương ứng, hoặc cũng có thể nạp đạn thủ công ở bên ngoài. Nguồn ảnh: Sina.
3 he thong chong tang Nga khien NATO khoc thet-Hinh-3
 Khrizantema-S được thiết kế trên cơ sở khung gầm xe chiến đấu bộ binh BMP-3 với đặc điểm cơ động cao, tin cậy, khả năng tự bảo vệ tốt. Xe được trang bị động cơ UTD-29V10 công suất 500 mã lực cùng hệ thống treo thủy khí cho phép cơ động êm ái trên nhiều loại địa hình, có khả năng lội nước tốt. Nguồn ảnh: Sina.
3 he thong chong tang Nga khien NATO khoc thet-Hinh-4
Tổ hợp tên lửa chống tăng Khrizantema-S được trang bị đạn 9M123 nặng 46kg, dài 2,05m, lắp đầu nổ kiểu tandem nặng 8kg với ngòi nổ chạm, tầm bắn 400-6.000m, tốc độ bay siêu âm 400m/s, có khả năng xuyên giáp thép đồng nhất 1.100-1.250mm sau ERA. Với sức xuyên này, không một xe tăng NATO nào có thể chống đỡ nổi. Nguồn ảnh: Sina.
3 he thong chong tang Nga khien NATO khoc thet-Hinh-5
Khrizantema-S cũng sở hữu hệ thống dẫn đường “độc đáo” – tên lửa có thể điều khiển bởi hệ thống dẫn đường bằng laser hoặc radar tùy thuộc vào từng phiên bản. Chế độ dẫn đường bằng radar sử dụng kiểu truyền lệnh điều khiển bằng vô tuyến và một radar loại sóng milimet để bám mục tiêu và đạn tên lửa, điều này cho phép tên lửa tiêu diệt mục tiêu hoàn toàn tự động. Khi dẫn đường sử dụng laser, các mục tiêu phải được liên tục chiếu tia, một cảm biến ở phía sau cho phép tên lửa bay theo tia laser chiếu trên mục tiêu, đây là hệ thống dẫn hướng SACLOS. Nguồn ảnh: Sina. aaa
3 he thong chong tang Nga khien NATO khoc thet-Hinh-6
 Vị trí tiếp theo thuộc về tổ hợp tên lửa chống tăng Kornet-D - thế hệ mới nhất trong các họ tên lửa chống tăng tự hành của Nga hiện nay. Thay vì sử dụng khung gầm bọc thép hạng trung, Kornet-D được thiết kế trên khung gầm xe bọc thép đa dụng hạng nhẹ GAZ-2975 Tigr. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin

3 he thong chong tang Nga khien NATO khoc thet-Hinh-7
 Nhìn bên ngoài, có thể thấy rõ nhưng ưu điểm nổi bật của Kornet-D chính là việc nó được trang bị đến 2 bệ phóng tên lửa với hai hệ thống chỉ thị mục tiêu riêng biệt. Tuy nhiên, nó cũng chỉ có thể dẫn đường cho 2 tên lửa tấn công 2 mục tiêu như Khrizantema-S. Dẫu vậy, tốc độ bắn chắc chắn sẽ nhanh hơn Khrizantema-S bởi nó không cần phải tái nạp khi có tới 8 viên đạn trên bệ sẵn sàng bắn. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin

3 he thong chong tang Nga khien NATO khoc thet-Hinh-8
 Tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành Kornet-D được trang bị đạn tên lửa chống tăng 9M133 Kornet có tầm phóng từ 150m tới 10km, sử dụng hệ dẫn đường laser, sức xuyên của đầu đạn lên tới 1.300mm thép sau ERA, đương lượng nổ tương đương 7kg TNT. Nguồn ảnh: Alamy

3 he thong chong tang Nga khien NATO khoc thet-Hinh-9
Mặc dù ra đời từ cuối những năm 1970, thế nhưng tới hôm nay 9P149 Shturm-S vẫn được coi là một trong các hệ thống tên lửa chống tăng nguy hiểm nhất của Nga. Nó có khả năng tiêu diệt một số loại tăng đang được biên chế trong quân đội các nước NATO, hầu hết các loại xe thiết giáp hạng trung - hạng nặng...Nguồn ảnh: Sina.
3 he thong chong tang Nga khien NATO khoc thet-Hinh-10
Lạc hậu hơn Kornet-D hay Khrizantema-S, Shturm-S chỉ được trang bị bệ phóng đơn với một đạn tên lửa. Tất nhiên, bệ phóng này có thể tái nạp đạn hoàn toàn tự động. Tốc độ khai hỏa của tổ hợp tên lửa có thể lên tới 3-4 phát/phút. Cơ số đạn 12 viên đặt trong xe. Nguồn ảnh: Military-Today
3 he thong chong tang Nga khien NATO khoc thet-Hinh-11
 Shturm-S được trang bị đạn tên lửa chống tăng 9M114 Kokon (hoặc phiên bản 9M114M1, 9M114M2) dùng hệ dẫn đường vô tuyến với 5 băng tần và hai mã code giảm mối đe dọa gây nhiễu. Tên lửa có tầm bắn từ 400-5.000m, xuyên giáp dày tương đương 800mm thép sau ERA. Nguồn ảnh: Military-Today
3 he thong chong tang Nga khien NATO khoc thet-Hinh-12
Shturm-S đặt trên khung gầm cơ sở xe thiết giáp đa dụng MT-LB bọc thép hạng nhẹ. Nó được lắp động cơ diesel công suất 240 mã lực cho tốc độ tối đa hành tiến 61km/h, dự trữ hành trình 500km. Nguồn ảnh: Sina.

Tuấn Anh

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận