APS: lá chắn đầu tiên và cuối cùng trên xe tăng hiện đại

APS: lá chắn đầu tiên và cuối cùng trên xe tăng hiện đại

Công nghệ phòng vệ chủ động là khái niệm phòng thủ mới, tích hợp nhiều kỹ thuật hiện đại nhằm bảo vệ xe tăng trong môi trường chiến tranh hiện đại.

Khái niệm và phân loại
Nghiên cứu cho thấy, hệ thống phòng vệ chủ động có thể tăng xác suất sống sót của xe tăng trong tác chiến lên gấp đôi khi bị vũ khí chống tăng hạng nhẹ tấn công cự ly gần và tấn công trên tất cả các hướng. Đồng thời cũng là một trong những trọng điểm phát triển kỹ thuật của lực lượng tăng thiết giáp các nước khi tham gia chiến đấu hiện nay.
Hệ thống phòng vệ chủ động phân thành hệ thống sát thương mềm; hệ thống sát thương cứng và hệ thống kết hợp sát thương mềm/cứng. Trong đó, hệ thống sát thương cứng là hệ thống phòng ngự phản kích cự ly trung bình - cự ly gần, do xen-xơ, thiết bị xử lý và thực hành đánh chặn tạo thành. Thông thường sử dụng radar để trinh sát đo đạc, sau khi có được thông tin về mục tiêu đánh chặn, thiết bị xử lý sẽ tính toán thời gian đánh chặn hợp lý nhất, khởi động lệnh đánh trả, bắn phá hủy đầu đạn đến tấn công. Hệ thống sát thương mềm lại sử dụng các biện pháp như sử dụng đạn khói, thiết bị gây nhiễu, mồi nhử và biện pháp giảm thấp tín hiệu đặc trưng của mục tiêu để gây nhiễu và đánh lừa tên lửa địch đến tấn công.
APS: la chan dau tien va cuoi cung tren xe tang hien dai
Một hệ thống phòng vệ chủ động do General Dynamics nghiên cứu.
Ảnh: Wikipedia
Hệ thống phòng vệ chủ động trên xe tăng Armata
Xe tăng chủ lực T-14 Armata được trang bị hệ thống phòng vệ chủ động kiểu đánh chặn “Afganit” sát thương cứng do Cục thiết kế chế tạo cơ giới Kolomna nghiên cứu chế tạo. Hệ thống này bao gồm 10 quả đạn đánh chặn lắp đặt phía dưới hai bên tháp pháo và radar lắp ở phía dưới trước hai bên tháp pháo, chủ yếu dùng để đánh chặn những mục tiêu có tốc độ tương đối chậm như tên lửa, đạn chống tăng tốc độ thấp.
Khi bị đạn pháo hoặc tên lửa tấn công, nhờ vào hệ thống radar sóng mn và hệ thống điều khiển hỏa lực, xác định tọa độ, tốc độ và hướng bay của đầu đạn đến tấn công, trong phạm vi cách xe tăng từ 20 - 30m, sử dụng đạn kiểu chạm nổ, có thể đánh chặn đạn xuyên giáp dưới cỡ có tốc độ lớn nhất là 1.700m/s. Hệ thống này lần đầu tiên sử dụng kỹ thuật chuyên sâu RU 2263268 của Nga, thiết bị phóng do 1 giá đạn xoay theo hướng vuông góc và hướng mặt phẳng ngang tạo thành, thực hiện kích nổ đầu đạn bằng ngòi dẫn nổ đã được cài đặt sẵn, ngòi dẫn nổ xếp thành hàng phía sau mô-đun chất nổ của đầu chiến đấu.
Bên cạnh đó, xe tăng Armata còn sử dụng hệ thống phòng vệ chủ động kiểu gây nhiễu sát thương mềm, bao gồm 4 bộ xen xơ lắp đặt trên 4 góc tháp pháo và thiết bị bắn đạn khói lắp đặt trên đỉnh tháp pháo…Hai bên sườn xe trước đỉnh tháp pháo, mỗi bên lắp đặt một giàn phóng 12 nòng để bắn đạn khói, phần giữa sườn trái đỉnh tháp pháo lắp đặt 2 giàn phóng mỗi giàn 12 nòng để bắn đạn khói lên phía trên. Đạn khói của xe sử dụng loại khói chứa cacbon có tác dụng “làm mù” việc dò tìm của thiết bị lade, tia hồng ngoại, không những dùng để chống tên lửa chống tăng, mà còn có thể chống lại đạn tấn công chính xác điều khiển bằng lade, hồng ngoại…trên máy bay.
APS: la chan dau tien va cuoi cung tren xe tang hien dai-Hinh-2
 Hệ thống phòng vệ chủ động Afganit trên Amatar. Ảnh: Wikipedia
Hệ thống phòng vệ chủ động Iron Curtain
Hệ thống phòng vệ chủ động Iron Curtain sử dụng radar bước sóng C để dò tìm và đeo bám mối đe dọa tấn công. Khi mối đe dọa tấn công cách xe tương đối gần, xen xơ quang học sẽ phân loại mục tiêu, đồng thời lựa chọn modun phòng vệ khu vực phù hợp, tác động vuông góc hướng xuống phía dưới của hệ thống sẽ phá hủy mối đe dọa đến tấn công. Hệ thống này có các đặc điểm như trọng lượng nhẹ, cấu tạo chắc chắn, không gian lắp đặt nhỏ, có thể phòng vệ góc 360 độ, đặc biệt phù hợp cho xe chiến đấu hạng trung kiểu bánh lốp.
Ngoài ra, Lục quân Mỹ còn đang thử nghiệm hệ thống phòng vệ chủ động Quick kill của Công ty Raytheon nghiên cứu chế tạo, có thể chống lại hiệu quả sự tấn công của tên lửa chống tăng RPG. Trang bị của hệ thống này gồm có hệ thống rađa, đóng vai trò giống như căn cứ hành động phía trước để thực hiện nhiệm vụ nhận biết và cảnh báo sớm trước khi tên lửa hoặc đạn pháo tấn công, đồng thời lắp đặt vũ khí sát thương cứng làm hệ thống phòng thủ cho xe, sử dụng phương thức bắn thẳng đứng.
Hệ thống phòng vệ chủ động Iron fist
Iron fist là hệ thống phòng vệ chủ động có cả hai chức năng sát thương mềm và sát thương cứng và có thể lắp đặt trên nhiều loại xe có trọng lượng khác nhau (từ hạng nhẹ đến hạng nặng). Trong đó, hệ thống phòng hộ sát thương của Iron fist có thể đối phó hiệu quả với các tên lửa chống tăng có điều khiển, có thể ngay lập tức phụt ra luồng khói để tạo ra bức màn khói, ngăn chặn hệ thống dò tìm của địch tiến hành bắt bám mục tiêu.
Trong khi đó, hệ thống sát thương cứng có thể đánh chặn thành công mục tiêu tấn công là tên lửa chống tăng và rocket của đối phương. Xen xơ chính mà hệ thống này lắp đặt bao phủ theo phương vị (phương ngang) góc 1200 và bao phủ theo góc tà 900. Trọng lượng toàn bộ của rađa này là 17kg phân thành 3 đơn nguyên dò tìm, có thể bao phủ góc dò tìm 3600. Xen xơ hồng ngoại trong hệ thống này cũng có thể xử lý kết hợp đối với số liệu rađa cung cấp. Thiết bị đánh chặn sử dụng thiết bị phóng loại 2 ống phóng, với kỹ thuật “phóng mềm”, có thể phóng đạn chùm ổn định bằng cánh đuôi.
APS: la chan dau tien va cuoi cung tren xe tang hien dai-Hinh-3
 Hệ thống phòng vệ chủ động Iron fist của Israel. Ảnh: Wikipedia
Các hệ thống phòng vệ chủ động kiểu mới của Đức 
Lục quân Đức hiện đang được biên chế hệ thống phòng vệ chủ động Amap-ADS, hệ thống này gồm nhiều bộ cảm biến rađa lade, thông qua kết nối hệ thống điều khiển sợi quang và điện tử với nhau, có thể cung cấp số liệu thời gian thực dò tìm được cho các thiết bị hiệu ứng cài đặt xung quanh xe. Thời gian phản ứng của hệ thống này nhỏ hơn một phần nghìn giây, có thể phản ứng trước mục tiêu đến tấn công ở cự ly chưa đầy 2m, có thể đánh chặn thành công các loại đạn tiếp cận xe với tốc độ bay 2000 m/s.
Bên cạnh đó, Đức còn đang phát triển hệ thống phòng vệ chủ động AvePS. Hệ thống gồm 1 bộ cảm biến rađa/hồng ngoại, 1 máy tính điều khiển hỏa lực, nhiều thiết bị phóng và một loạt thiết bị an toàn điện tử tạo thành. Cự ly dò tìm và đeo bám của các xen xơ trong hệ thống có thể đạt vài trăm mét, có thể chỉ thị chính xác mục tiêu bắn, đồng thời cung cấp những số liệu bắn liên quan cho trạm vũ khí điều khiển từ xa từ đó trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đánh chặn, cung cấp khả năng phòng vệ bao phủ góc 3600 bảo vệ an toàn tuyệt đối cho xe tăng.

Lam Ngọc

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận