Chế tạo F-35, Mỹ phạm sai lầm nghiêm trọng thời CTVN

Chế tạo F-35, Mỹ phạm sai lầm nghiêm trọng thời CTVN

Theo chuyên gia quân sự David Axe, Quân đội Mỹ đang lặp lại sai lầm trong chiến tranh Việt Nam với dự án tiêm kích tàng hình F-35. 

Che tao F-35, My pham sai lam nghiem trong thoi CT Viet Nam
Tạp chí National Interest dẫn bài phân tích của nhà phân tích quân sự David Axe cho rằng, Quân đội Mỹ đã lặp lại sai lầm trong quá khứ với dự án phát triển tiêm kích tàng hình F-35.  

Che tao F-35, My pham sai lam nghiem trong thoi CT Viet Nam-Hinh-2
Theo vị chuyên gia phân tích này, nhìn vào lịch sử phát triển máy bay chiến đấu của Mỹ cho thấy, 50 năm trước, Không quân Mỹ cũng gặp phải vấn đề khó khăn tương tự như những gì đang xảy ra với F-35. Ở thời điểm đó, chương trình máy bay chiến đấu F-105 Thunderchief cũng là một thiết kế tiên tiến được kỳ vọng là sẽ đánh bại dòng MiG của Liên Xô.  

Che tao F-35, My pham sai lam nghiem trong thoi CT Viet Nam-Hinh-3
 F-105 Thunderchief là tiêm kích bom siêu thanh nằm trong seri "máy bay chiến đấu thế kỷ" được nhiều hãng chế tạo máy bay Mỹ phát triển trong giai đoạn 1950-1960 để thực hiện hàng loạt nhiệm vụ từ tiêm kích đánh chặn tới tiêm kích - bom, trinh sát... 

Che tao F-35, My pham sai lam nghiem trong thoi CT Viet Nam-Hinh-4
F-105 được thiết kế cho các nhiệm vụ không kích tầm thấp với tốc độ cao, siêu âm. Niềm tự hào của nước Mỹ ngày ấy được trang bị một khẩu pháo 6 nòng 20mm cùng 6,4 tấn vũ khí gồm bom thông thường, bom hạt nhân và tên lửa. 

Che tao F-35, My pham sai lam nghiem trong thoi CT Viet Nam-Hinh-5
Chiếc tiêm kích - bom siêu thanh chứa chất đầy niềm tự hào của nước Mỹ thời đó trang bị động cơ turbojet J75-P-19 cho tốc độ tối đa lên tới 2.208km/h ở trần bay 11km, bán kính tác chiến đến 1.250km, trần bay 14,8km, tốc độ leo cao 195m/s. 

Che tao F-35, My pham sai lam nghiem trong thoi CT Viet Nam-Hinh-6
Tưởng như những chiếc F-105 sẽ làm nên những chiến thắng vang dội ở chiến trường Việt Nam. Tuy nhiên, thực tiễn chiến trường đã cho thấy điều ngược lại, F-105 nặng nề và chậm chạp so với tiêm kích đối thủ MiG-21 do Liên Xô chế tạo, được cung cấp cho KQN Việt Nam sử dụng. Không quân Mỹ phải áp dụng nhiều chiến thuật để đảm bảo an toàn cho F-105 trong các nhiệm vụ không kích. Ảnh: F-105 bị bắn hạ bởi tên lửa SAM trên bầu trời miền Bắc Việt Nam

Che tao F-35, My pham sai lam nghiem trong thoi CT Viet Nam-Hinh-7
Chuyên gia phân tích hàng không quân sự người Australia Carlo Kopp cũng từng nhận xét rằng, F-35 có nhiều điểm giống với F-105 trước đây đến kỳ lạ. Cả hai đều là máy bay chiến đấu sử dụng một động cơ mạnh nhất ở thời điểm đó. Trọng lượng rỗng của 2 máy bay đều khoảng 12,2 tấn, sải cánh 10,6 m. 

Che tao F-35, My pham sai lam nghiem trong thoi CT Viet Nam-Hinh-8
 Chiến đấu cơ F-35 và F-105 đều có khoang vũ khí bên trong thân cùng các điểm treo dưới cánh. Cả hai máy bay cùng gặp phải vấn đề ở động cơ là tỷ lệ lực đẩy/trọng lượng thấp. Trong khi các máy bay chiếm ưu thế trên không hoặc đánh chặn ở cùng thời điểm thường sử dụng động cơ có lực đẩy/trọng lượng cao. 

Che tao F-35, My pham sai lam nghiem trong thoi CT Viet Nam-Hinh-9
Giai đoạn 1950-1960, Không quân Mỹ đã mua khoảng 833 chiếc tiêm kích bom F-105. Hơn 334 chiếc bị bắn hạ tại chiến trường Việt Nam giai đoạn 1965-1970. Theo nhà phân tích Kopp, khoảng 22 chiếc F-105 bị MiG-21 của Không quân Việt Nam bắn hạ trong không chiến. Còn phía Mỹ tuyên bố rằng F-105 đã bắn hạ 27 chiếc MiG-21.  

Che tao F-35, My pham sai lam nghiem trong thoi CT Viet Nam-Hinh-10
Như vậy, tỷ lệ chiến thắng trong không chiến của F-105 chỉ tương đương so với đối thủ MiG-21, trong khi nó được thiết kế với mục tiêu áp đảo tiêm kích đánh chặn của Liên Xô. Trước tổn thất quá lớn của F-105, Lầu Năm Góc đã khẩn trương tiến hành chiến dịch huấn luyện không chiến cùng MiG-21 của Iraq đào thoát sang Israel. 

Che tao F-35, My pham sai lam nghiem trong thoi CT Viet Nam-Hinh-11
Trong quá trình huấn luyện không chiến thực tế, các phi công Mỹ nhận thấy rằng, nếu F-105 bay phía sau MiG-21 nó sẽ có cơ hội để thực hiện cuộc đột kích tốc độ cao. Nhưng nếu MiG-21 ở phía sau, F-105 rất dễ bị bắn hạ do động cơ không đủ lực đẩy cần thiết để cơ động nhanh và đột ngột. 

Che tao F-35, My pham sai lam nghiem trong thoi CT Viet Nam-Hinh-12
 Và thật trùng hợp, thời hiện đại Không quân Mỹ đã tiến hành không chiến mô phỏng giữa F-35 với tiêm kích F-16 (mẫu chiến đấu cơ hạng nhẹ được Mỹ phát triển trên cơ sở giao chiến với MiG-21 năm xưa). Và dự án tiêm kích đắt nhất lịch sử gặp phải vấn đề tương tự như F-105 về lực đẩy. Phi công thử nghiệm báo cáo rằng, động cơ của F-35 không đủ lực đẩy để thực hiện các động tác cơ động nhanh và đột ngột trong không chiến quần vòng.

Che tao F-35, My pham sai lam nghiem trong thoi CT Viet Nam-Hinh-13
F-35 chậm hơn nhiều so với các máy bay chiến đấu dòng Sukhoi của Nga, hay máy bay J-11và J-10 do công ty Thẩm Dương và Thành Đô của Trung Quốc sản xuất. F-35 là máy bay chiến đấu tàng hình, điều đó giúp nó lẩn trốn các hệ thống trinh sát điện từ của đối phương. Nó có thể bí mật tiếp cận đủ gần để gây bất ngờ cho đối phương, đó là lợi thế mà F-35 có được so với các đối thủ. 

Che tao F-35, My pham sai lam nghiem trong thoi CT Viet Nam-Hinh-14
Ông Axe cho rằng, để F-35 hoạt động tốt, Không quân Mỹ cần lập ra chiến thuật sử dụng hợp lý để tận dụng tính năng tàng hình của F-35 để hạn chế tối đa khuyết điểm của nó.  

An Ninh

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận