“Chiếc ô hạt nhân” của Mỹ tại Hàn Quốc rộng tới đâu?

“Chiếc ô hạt nhân” của Mỹ tại Hàn Quốc rộng tới đâu?

Mỹ tuyên bố sẽ bảo vệ Seoul bằng mọi giá với "Chiếc ô hạt nhân" của mình, vậy năng lực hạt nhân của Mỹ tại Hàn Quốc có đáng tin như họ nói?

“Chiếc ô hạt nhân” của Mỹ tại Hàn Quốc rộng tới đâu?
 Hiện tại, Bán đảo Triều Tiên đang là một trong những nơi nóng nhất thế giới kể từ đầu năm 2017 tới nay. Trong khi phía Bình Nhưỡng liên tục phóng thử các loại tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân thì Mỹ cũng không chịu kém cạnh khi đưa tới đây một loạt các loại vũ khí hạt nhân hiện đại nhất thế giới, mà họ tự gọi là "Chiếc ô hạt nhân" bảo vệ Đông Bắc Á. Nguồn ảnh: National.

“Chiếc ô hạt nhân” của Mỹ tại Hàn Quốc rộng tới đâu?
 Đứng đầu trong "chiếc ô" này chính là biên đội tàu ngầm nguyên tử với khả năng mang tên lửa đạn đạo có chứa đầu đạn hạt nhân. Đây là các tàu ngầm lớp Ohio hiện đại nhất của Hải quân Mỹ, có khả năng mang theo tới 20 tên lửa đạn đạo liên lục địa D-5 Trident. Nguồn ảnh: Military.

“Chiếc ô hạt nhân” của Mỹ tại Hàn Quốc rộng tới đâu?
 Là loại tên lửa đạn đạo được thiết kế chuyên để phóng từ tàu ngầm, mỗi quả Trident có giá thành lên tới 37 triệu USD. Được sản xuất từ năm 1983, cái giá của Trident đã từng được Mỹ và Anh chứng minh cho cả thế giới biết là "đắt nhưng xắt ra miếng" khi nó có tầm bắn lên tới 12.000 km với tốc độ 8000 mét/giây, gần như không thể đánh chặn. Nguồn ảnh: Military.

“Chiếc ô hạt nhân” của Mỹ tại Hàn Quốc rộng tới đâu?
 Với việc có thể mang theo tới 20 quả tên lửa Trident trong mỗi tàu ngầm, năng lực hạt nhân của Mỹ tại Bán đảo Triều Tiên rõ ràng là "vô đối". Chưa kể tới việc, hiện tại Mỹ có bao nhiêu tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio ở khu vực này vẫn là điều ẩn số, không ai biết rõ. Nguồn ảnh: Scout.

“Chiếc ô hạt nhân” của Mỹ tại Hàn Quốc rộng tới đâu?
 Tiếp đến là các phi đội chiến đấu cơ F-22 hiện đại nhất của Mỹ cho tới thời điểm này. Theo các báo cáo được đăng tải trên báo chí nước ngoài, tính tới năm 2016 Mỹ đã triển khai ít nhất 12 chiếc F-22 tại Nhật Bản. Nguồn ảnh: Sina.

“Chiếc ô hạt nhân” của Mỹ tại Hàn Quốc rộng tới đâu?
 Được sản xuất hàng loạt từ năm 2005, chiến đấu cơ thế hệ 5 F-22 Raptor hiện đại nhất của Không quân Mỹ hoàn toàn có khả năng mang theo bom nguyên tử, đặc biệt là loại bom nguyên tử B61. Nguồn ảnh: Sina.

“Chiếc ô hạt nhân” của Mỹ tại Hàn Quốc rộng tới đâu?
 B61 có tổng cộng 12 biến thể các loại, trọng lượng khoảng 320 kg và có sức công phá từ 0,3 cho tới 340 kilotons. Điểm đặc biệt của loại bom này đó là dù có sức nổ lớn nhưng chúng vẫn giữ được độ nhỏ gọn của mình, có thể triển khai trên nhiều loại chiến đấu cơ khác nhau bao gồm cả các chiến đấu cơ F-35. Nguồn ảnh: Sina.

“Chiếc ô hạt nhân” của Mỹ tại Hàn Quốc rộng tới đâu?
Hệ thống phòng không và không quân của Bình Nhưỡng sẽ phải đau đầu khi tìm cách đối phó với các máy bay F-22 tàng hình hiện đại nhất nước Mỹ. Khả năng tàng hình của những chiếc F-22 này hoàn toàn có thể giúp chúng "xóa sổ" hoàn toàn các mục tiêu quan trọng nhất Triều Tiên trước khi bị phát hiện. Nguồn ảnh: Sina.

“Chiếc ô hạt nhân” của Mỹ tại Hàn Quốc rộng tới đâu?
 Nếu Bình Nhưỡng tìm ra cách đối phó với F-22 thì tại Đông Bắc Á Mỹ vẫn có các oanh tạc cơ B-2 Spirit. Các máy bay ném bom chiến lược B-2 của Mỹ đã được nước này triển khai tới đảo Guam từ năm 2016 trước bối cảnh lo ngại về các vụ thử tên lửa của Bình Nhưỡng ngày càng tăng cao về cả cường độ lẫn độ "liều lĩnh". Nguồn ảnh: Youtube.

“Chiếc ô hạt nhân” của Mỹ tại Hàn Quốc rộng tới đâu?
 Mỗi máy bay ném bom B-2 Spirit có khả năng mang theo tối đa tới 16 quả bom hạt nhân bên trong khoang bom của mình và quan trọng nhất là nó cũng hoàn toàn có khả năng mang theo các loại bom, tên lửa phá hầm ngầm, boong-ke. Nguồn ảnh: AF.

“Chiếc ô hạt nhân” của Mỹ tại Hàn Quốc rộng tới đâu?
 Điều này đồng nghĩa với việc địa hình đồi núi ở Triều Tiên với nhiều kho vũ khí, căn cứ bí mật được khoét sâu vào trong lòng núi rõ ràng sẽ không thể an toàn trước sức mạnh hỏa lực hủy diệt được chuyên chở trên những chiến đấu cơ B-2 Spirit. Nguồn ảnh: National.

“Chiếc ô hạt nhân” của Mỹ tại Hàn Quốc rộng tới đâu?
 Với hệ thống phòng không không quân quá thiếu, yếu và lạc hậu của mình, Bình Nhưỡng rõ ràng đang cực kỳ yếu thế so với các lực lượng Không quân Mỹ tại khu vực Bán đảo Triều Tiên hiện tại. Chưa kể tới đó là lực lượng Không quân Hàn Quốc, Nhật Bản và Hải quân Mỹ. Triều Tiên dường như không có một chút cơ hội nào nếu xảy ra chiến tranh tổng lực tại khu vực này. Nguồn ảnh: Sputnik.

Tuấn Anh

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận