Chiến trường Syria: Nơi cường kích Nga-Mỹ lộ rõ bản lĩnh

Chiến trường Syria: Nơi cường kích Nga-Mỹ lộ rõ bản lĩnh

Nếu có một điều gì đó khiến chiến trường Syria trở nên thú vị, thì chắc có lẽ là sự đối đầu giữa hai dòng cường kích tốt nhất thế giới Su-25 và A-10.

Chien truong Syria: Noi cuong kich Nga-My lo ro ban linh
Khi mà khái niệm giữa tiêm kích và cường kích ngày nay đang dần bị phai mờ với các loại máy bay chiến đấu đa nhiệm đang dần trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, thì chỉ còn một số ít quốc gia trên thế giới vẫn trang bị cho mình những mẫu cường kích thực thụ. Nổi bật nhất trong số đó là Nga và Mỹ. Nguồn ảnh: BI.

Chien truong Syria: Noi cuong kich Nga-My lo ro ban linh-Hinh-2
 Cụ thể, từ năm 1978 Liên Xô nay là Nga đã bắt đầu cho sản xuất hàng loạt dòng cường kích Su-25, trong khi đó quá trình sản xuất cường kích A-10 của Mỹ lại bắt đầu từ năm 1972, nghĩa là sớm hơn khoảng 6 năm. Nguồn ảnh: BI.

Chien truong Syria: Noi cuong kich Nga-My lo ro ban linh-Hinh-3
 Do được xếp riêng vào dòng cường kích, với chiến thuật tấn công phổ biến ở độ cao cực thấp nên cả hai loại cường kích cơ này đều được bọc giáp buồng lái khá tốt để bảo vệ phi công trước hỏa lực phòng không tầm thấp của đối phương. Nguồn ảnh: BI.

Chien truong Syria: Noi cuong kich Nga-My lo ro ban linh-Hinh-4
 Nếu như ở trên chiếc Su-25 của Nga, lớp giáp của nó được bọc thép dày từ 10 tới 25 mm tùy vị trí xung quanh buồng lái phi công thì trên chiếc A-10 của Mỹ, loại vật liệu được sử dụng lại là titanium với tổng trọng lượng giáp vào khoảng hơn 500 kg nhưng cho hiệu quả bảo vệ tương đương với vỏ giáp trên chiếc Su-25. Nguồn ảnh: BI.

Chien truong Syria: Noi cuong kich Nga-My lo ro ban linh-Hinh-5
 Cường kích Su-25 được trang bị một pháo GAU-8 có 7 nòng sử dụng cỡ đạn 30 mm và có tốc độ bắn từ 2500 tới 3000 viên mỗi phút. Trong khi đó tốc độ bắn của khẩu pháo 30 mm GAU-8 tương tự trên chiếc A-10 vào khoảng 3900 phát mỗi phút. Nguồn ảnh: BI.

Chien truong Syria: Noi cuong kich Nga-My lo ro ban linh-Hinh-6
 Một chiếc cường kích Su-25 có thể mang theo tối đa 4 tấn vũ khí các loại trong khi cường kích A-10 của Mỹ có thể mang được lượng vũ khí nhiều gấp đôi, khoảng 8 tấn vũ khí. Điểm vượt trội của Su-25 đó là nó có thể thả bom "ngu" chính xác bom thông minh thông qua hệ thống tính toán đường đạn tiên tiến. Nguồn ảnh: BI.

Chien truong Syria: Noi cuong kich Nga-My lo ro ban linh-Hinh-7
 Với hệ thống máy tính hỗ trợ, phi công chỉ việc nhập tọa độ mục tiêu và loại bom cần sử dụng vào máy tính, tất cả các thông số còn lại như tốc độ, cao độ, hướng bay, hướng gió,... đều được máy tính cập nhật liên tục và tự động, qua đó đưa ra yêu cầu cắt bom chính xác cho phi công để bom đánh đúng mục tiêu. Nguồn ảnh: BI.

Chien truong Syria: Noi cuong kich Nga-My lo ro ban linh-Hinh-8
 So với việc lắp thêm các dàn cánh hỗ trợ dẫn đường thông minh cho các loại bom "ngu" của Mỹ thì hiệu quả của hệ thống tính toán đường đạn của Nga với bom "ngu" là gần như tương đương nhưng lại rẻ hơn rất nhiều. Nguồn ảnh: BI.

Chien truong Syria: Noi cuong kich Nga-My lo ro ban linh-Hinh-9
Tốc độ bay tối đa của Su-25 vào khoảng gần 1000 km/h tương đương với Mach 0,8. Tầm bay đạt 1000 km, bán kính chiến đấu 750 km và có trần bay 7000 mét. Trong khi đó tốc độ tối đa của A-10 chỉ vào khoảng 800 km/h, tầm hoạt động 4000 km, trần bay 13.000 mét. Nguồn ảnh: BI.

Chien truong Syria: Noi cuong kich Nga-My lo ro ban linh-Hinh-10
 Có thể thấy, hai chiếc cường kích "chất" nhất thế giới hiện nay gần như tương đương nhau về mặt thông số kỹ thuật và khả năng tác chiến. Và cuộc đọ sức của chúng của chiến trường Syria thật sự là "kẻ tám lạng, người nửa cân" khi chúng đều có những thế mạnh riêng của mình. Nguồn ảnh: BI.

Tuấn Anh

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận