DF-21D "sát thủ" chống tàu sân bay khiến Hải quân Mỹ khiếp sợ

DF-21D "sát thủ" chống tàu sân bay khiến Hải quân Mỹ khiếp sợ

(Kiến Thức) - Tên lửa DF-21D của Trung Quốc được coi là “sát thủ tàu sân bay”, với khả năng phá hủy các tàu sân bay từ khoảng cách lên đến 1.500km. Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả những gì mẫu tên lửa này có thể làm được.

Lịch sử phát triển
Tên lửa DF-21 được NATO định danh là CSS-5, là loại tên lửa đạn đạo tầm trung một đầu đạn dùng động cơ nhiên liệu rắn 2 tầng do Viện Công nghệ điện tử và Cơ khí Chengfeng Trung Quốc thiết kế. Dự án bắt đầu từ cuối thập kỷ 60 và được hoàn thành vào khoảng năm 1985 - 1986, tuy nhiên phải tới những năm 1991 loại tên lửa này mới được chính thức triển khai.
DF-21D sát thủ chống tàu sân bay khiến Hải quân Mỹ khiếp sợ
 Tên lửa DF-21D. Ảnh: Wsj
Hiện nay, Trung Quốc đang phát triển 4 phiên bản khác nhau của DF-21 gồm: DF-21 có tầm bắn 2.150km; DF-21A có tầm băn 2.700km; DF-21C có tầm bắn 1.700km và DF-21D có tầm bắn 2.500km. Trong đó, biến thể DF-21D được gọi là sát thủ tàu sân bay bởi khả năng diệt hạm vô cùng khủng khiếp. Các loại tên lửa này được Trung Quốc bố trị dọc theo bờ biển các tỉnh Phúc Kiến, Chiết Giang, Quảng Đông, Giang Tô, Sơn Đông và Liêu Ninh. 
Thông số kỹ thuật chủ yếu
Theo các công bố chính thức từ phía Bộ Quốc phòng Trung Quốc, tên lửa DF-21D có tổng trọng lượng vào khoảng 14.700kg; chiều dài 10,7m; đường kính 1,4m; trang bị đầu đạn hạt nhân với sức công phá lên đến 300 kiloton; tốc độ tối đa 10Mach; , bán kính lệch mục tiêu CEP khoảng 40m.
Giá trị thực sự của DF-21
Phiên bản nguyên mẫu ban đầu của DF-21 được phát triển để tiêu diệt các mục tiêu chiến lược, mục tiêu bên ngoài vũ trụ như: vệ tinh, hệ thống định vị, hệ thống dẫ đường toàn cầu..... Tuy nhiên, sau này các phiên bản của DF-21 như DF-21A/C/D được thiết kế cho các sứ mệnh truyền thống và nguyên tử.
DF-21D sát thủ chống tàu sân bay khiến Hải quân Mỹ khiếp sợ
 Phạm vi tấn công của các loại tên lửa Trung Quốc. Ảnh: Stripes
Trong khi đó, truyền thông quốc tế lại tin rằng, DF-21D được phát triển là nhằm vào các tàu sân bay hạt nhân và tàu chiến đổ bộ cỡ lớn của Hải quân Mỹ di chuyển trên mặt biển. Đặc biệt, đối với những mục tiêu là tàu sân bay hoạt động ở khu vực biển tiếp giáp với bờ biển Trung Quốc thì lại càng là miếng mồi ngon cho loại tên lửa này. Vì theo quảng bá của Bắc Kinh, DF-21D có tốc độ bay cực nhanh, xấp xỉ 10Mach, như vậy thời gian dành cho đối phương để đánh chặn là rất ít.
Phương thức tấn công độc nhất vô nhị
Với biệt danh “sát thủ tàu sân bay”, tên lửa DF-21D của Trung Quốc được coi là tên lửa chống hạm đầu tiên trên thế giới có thể phá hủy các tàu sân bay từ khoảng cách lên đến 1.500km. Quả đạn có thể chuyển hướng để tránh tên lửa đánh chặn của đối phương và lao xuống mục tiêu với tốc độ cực cao. 
Theo các chuyên gia phân tích quân sự nước ngoài nhận định, để tấn công mục tiêu, từ lúc phát hiện đến khi tiêu diệt mục tiêu, DF-21D trải qua 3 giai đoạn gồm: 
DF-21D sát thủ chống tàu sân bay khiến Hải quân Mỹ khiếp sợ
 Mô phỏng DF-21D tấn công tàu sân bay. Ảnh: Medium
- Giai đoạn thứ nhất: Tham dò, phát hiện mục tiêu. Nhiệm vụ này được hệ thống radar cảnh báo sớm, kết hợp với hệ thống trinh sát - phát hiện được trang bị trên các máy bay cảnh báo sớm và tàu ngầm của Trung Quốc đảm nhiệm. Sau khi phát hiện mục tiêu, các dữ liệu sẽ được đưa về trung tâm chỉ huy phóng.
- Giai đoạn thứ hai: Khóa và hiệu chỉnh đường đạn. Sau khi các thông số tọa độ của mục tiêu được ghi nhận. Sỹ quan chỉ huy sẽ ra lệnh phóng tên lửa. Trong quá trình bay tới mục tiêu, DF-21D luôn tự động điều chỉnh đường đạn và cập nhật thông tin vị trí mục tiêu từ hệ thống trinh sát. Ở quá trình này, DF-21D sẽ được dẫn đường bằng vệ tinh Bắc Đẩu do Trung Quốc tự nghiên cứu, phát triển. Bên cạnh đó, DF-21D được cho là sử dụng hệ thống dẫn hướng tương tự như Pershing II của Mỹ với dẫn hướng quán tính ở giai đoạn đầu, giai đoạn giữa được dẫn hướng kết hợp với hệ thống con quay laser hồi chuyển và giai đoạn cuối sử dụng radar dẫn đường kỹ thuật số. Vì vậy, có thể khiến bất cứ mục tiêu nào cũng khó sống sót khi đã vào tầm ngắm của DF-21D.
- Ở giai đoạn cuối, DF-21D sẽ bổ nhào từ bên ngoài tầng khí quyển xuống mục. Điều này khiến tiết diện của tên lửa sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với tên lửa bay theo kiểu hành trình thông thường, điều này cũng có nghĩa là gần như chắc chắn mục tiêu sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn.
Mời độc giả xem video: Lính tên lửa Trung Quốc triển khai tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21. (Nguồn CCTV)
Lam Ngọc

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận