Điểm mặt một số loại tên lửa chống tăng tự hành các nước

Điểm mặt một số loại tên lửa chống tăng tự hành các nước

(Kiến Thức) - Hiện nay, tên lửa chống tăng tự hành không những có thể tiêu diệt xe tăng mà còn có khả năng thực hiện nhiều loại nhiệm vụ khác nhau như tiêu diệt mục tiêu cố định thậm chí là phương tiện bay tầm thấp.

Do ưu điểm nổi bật của tên lửa chống tăng tự hành đó là khả năng cơ động cao, có thể tiêu diệt nhiều loại mục tiêu, thiết bị phóng đa dạng. Chính vì vậy, nhiều cường quốc quân sự trên thế giới như Nga, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ... đang tập trung phát triển loại tên lửa này.
Tổ hợp chống tăng tự hành AFT-10
AFT-10 được coi là hệ thống tên lửa chống tăng tự hành hiện đại và hiệu quả nhất đang được biên chế trong Lục quân Trung Quốc.
AFT-10 chính thức được giới thiệu năm 2014, sử dụng khung gầm của xe chiến đấu bộ binh ZBD-08, trọng lượng 25 tấn; dài 7,2m; rộng 3,2m; cao 3,2m; sử dụng động cơ diezen BF8M1015Cp công suất 590 mã lực cho tốc độ tối đa 65km/h và tầm hoạt động là 500km.
Diem mat mot so loai ten lua chong tang tu hanh cac nuoc
 Tổ hợp chống tăng tự hành AFT-10 của Trung Quốc. Nguồn ảnh: Wikipedia
Sức mạnh cảu AFT-10 nằm ở tên lửa chống tăng HJ-10, được giới chuyên gia quân sự phương Tây đánh giá có năng lực tác chiến ngang với tên lửa chống tăng Spike NLOS của Irael.
HJ-10 có chiều dài 1.850mm; đường kính 165mm; khối lượng phóng 50kg; mang đầu đạn nổ lõm hai tầng nặng 10kg với khả năng xuyên giáp dày 1.000mm và tầm bắn tối đa 10km. HJ-10sử dụng công nghệ dẫn đường quang học/hình ảnh, theo đó nó có thể khóa mục tiêu trong khi đang lấy đường ngắm hoặc sau khi phóng. 
Tổ hợp chống tăng tự hành NAMICA
NAMICA là tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành do Ấn Độ tự nghiên cứu phát triển dựa trên khung gầm xe chiến đấu bộ binh BMP-2 kết hợp với tên lửa có điều khiển Nag. Trên nóc mỗi xe được trang bị 8 tên lửa chống tăng Nag có tầm bắn tối đa 10km, chiều dài 1,85m; đường kính 0,2m; sải cánh 0,4m; khối lượng 43kg. 
Diem mat mot so loai ten lua chong tang tu hanh cac nuoc-Hinh-2
 Tổ hợp chống tăng tự hành NAMICA của Ấn Độ. Nguồn ảnh: GK Digest
Nag là tên lửa chống thế hệ thứ 3, hoạt động trên nguyên lý bắn và quên. Đầu tên lửa được trang bị hệ thống dẫn đường hồng ngoại thụ động chuyên để tiêu diệt các loại xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại hoặc xe bọc thép hạng nặng.
Vỏ tên lửa Nag được làm bằng vật liệu composite nên có trọng lượng nhẹ, độ cứng cao, có khả năng tấn công bổ nhào từ trên không xuống thẳng nóc xe tăng đối phương qua đó nâng cao hiệu quả tiêu diệt mục tiêu.
Tổ hợp chống tăng tự hành MMP
MMP được phát triển bởi Tập đoàn MBDA của Pháp có khả năng lắp trên nhiều biến thể xe chiến đấu khác nhau như xe bọc thép bánh lốp Yagyar, Jaguar hoặc Dagger. MMP sử dụng 2 loại tên lửa dành cho mục tiêu tầm gần và tầm trung. Tầm bắn hiệu quả là khoảng 4km khi hoạt động ở chế độ bắn và quên. Khi ở chế độ điều khiển thì tầm bắn có thể lên tới 8km.
Tên lửa MMP sử dụng hệ thống dẫn đường và chỉ thị mục tiêu bằng laze có hỗ trợ ngắm bắn ban ngày và ban đêm. Đầu đạn tên lửa là loại đầu nổ tandem nối tiếp cỡ 40mm có thể xuyên giáp đồng nhất dày 1m hoặc bê tông dày 2m,  tốc độ bay của tên lửa là 230m/s. 
Diem mat mot so loai ten lua chong tang tu hanh cac nuoc-Hinh-3
Hệ thống tên lửa chống tăng tự hành MMP của Pháp. Nguồn ảnh: MBDA
Hệ thống tên lửa chống tăng tự hành MGM-166 LOSAT 
MGM-166 LOSATlà hệ thống tên lửa chống tăng tự hành được phát triển cho Quân đội Mỹ, sử dụng nền tảng khung gầm xe bọc thép Humvee với 4 ống phóng.
M1114 sử dụng tên lửa MGM-166A với phương thức dẫn đường hồng ngoại và truyền hình để có thể tìm và khóa mục tiêu theo thời gian thực. 
Diem mat mot so loai ten lua chong tang tu hanh cac nuoc-Hinh-4
Hệ thống tên lửa chống tăng tự hành MGM-166 của Quân đội Mỹ trong thử nghiệm. Nguồn ảnh: Wikipedia.
MGM-166A có khối lượng 80kg; chiều dài 2,85m; đường kính 16,2cm; hoạt động bằng nhiên liệu rắn cho vận tốc tối đa lên tới 1.500m/s; tần bắn tối đa 4km. Đặc điểm nổi bật của MGM-166A so với các tên lửa chống tăng khác đó là nó được trang bị đầu đạn nổ, tiêu diệt mục tiêu bằng chính động năng của tên lửa.
Toàn bộ quá trình phát hiện, khóa mục tiêu và bắn chỉ diễn ra trong vòng từ 2 - 3 giây, nên hầu như mục tiêu không có thời gian phản ứng khi đã lọt vào tầm bắn của MGM-166A.
Tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành 9M123 Khrizantema
9M123 Khrizantema được xem là một trong những tổ hợp tên lửa chống tăng nguy hiểm nhất thế giới hiện nay mà Quân đội Nga sở hữu. 9M123 có khả năng xuyên giáp lên tới 1.250 mm giáp đồng nhất và ngoài xe tăng hay xe bọc thép nó còn có thể tiêu diệt máy bay tầm thấp cũng như tàu chiến mặt nước cỡ nhỏ.
Diem mat mot so loai ten lua chong tang tu hanh cac nuoc-Hinh-5
Tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành 9M123 Khrizantema của Nga. Nguồn ảnh: MilitaryLeak.
Những đạn tên lửa 9M123 bay ở vận tốc Mach1,2 với tầm hoạt động từ 400m đến 6.000m. Khrizantema cũng là loại tên lửa diệt tăng duy nhất trên thế giới có thể dẫn đường bằng radar hoặc laser.
Với chế độ dẫn đường radar, chúng sử dụng kênh truyền lệnh điều khiển bằng vô tuyến cùng radar bước sóng milimet để bám mục tiêu để điều khiển đạn tên lửa. Khi sử dụng laser, hệ thống sẽ chiếu liên tục vào mục tiêu, tiếp đó hệ thống dẫn hướng SACLOS sẽ theo đó để tìm đến và tiêu diệt mục tiêu. 
Do những tên lửa chống tăng được trang bị trên khung gầm xe BMP-3, Khrizantema có khả năng cơ động cực cao, và chúng có thể chống chọi được với cả chiến tranh sinh - hóa học.

Mời độc giả xem video: Sức mạnh của tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành Khrizantema.

Lam Ngọc

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận