Kinh ngạc cứu cánh của phi công Mỹ trên Thái Bình Dương

Kinh ngạc cứu cánh của phi công Mỹ trên Thái Bình Dương

Trước khi trực thăng ra đời, việc cứu hộ các phi công chiến đấu hay thủy thủ Mỹ trên biển đều phải dựa vào một loại thủy phi cơ đặc biệt.

Kinh ngac cuu canh cua phi cong My tren Thai Binh Duong
 Ra đời từ năm 1935 và được sản xuất hàng loạt từ năm 1936, dòng máy bay thủy phi cơ PBY Catalina hay còn có tên gọi khác là Canso được coi là "cứu cánh" của mọi phi công chiến đấu Mỹ trên chiến trường thời bấy giờ (Chủ yếu ở Mặt trận Thái Bình Dương). Nguồn ảnh: Airliners.

Kinh ngac cuu canh cua phi cong My tren Thai Binh Duong-Hinh-2
 Trước khi trực thăng ra đời, việc cứu hộ phi công rơi trên biển là điều rất khó khăn, các loại thủy phi cơ có khả năng hạ cánh dưới nước như PBY Catalina lại không nhiều và gần như, trong toàn bộ Không quân và Không quân Hải quân Mỹ, PBY Catalina đều được dùng như một máy bay cứu hộ trên biển. Nguồn ảnh: National.

Kinh ngac cuu canh cua phi cong My tren Thai Binh Duong-Hinh-3
 Được sản xuất hàng loạt từ năm 1936, chiếc máy bay này được không quân Mỹ trang bị vào biên chế của mình cùng trong năm đó với số lượng hàng chục nghìn chiếc. Giá bán của mỗi chiếc PBY Catalina vào năm 1935 là 90.000 USD, tương đương với khoảng 1,5 triệu USD ngày nay. Nguồn ảnh: Airplane.

Kinh ngac cuu canh cua phi cong My tren Thai Binh Duong-Hinh-4
Máy bay PBY Catalina có phi hành đoàn lên tới 10 người, trong đó có hai phi công, một xạ thủ súng máy ở mũi, hai xạ thủ súng máy hai bên hông, một xạ thủ súng máy dưới bụng, một kỹ sư bay, một kỹ điện đàm, một dẫn đường và một kiểm soát radar. Nguồn ảnh: Flying.

Kinh ngac cuu canh cua phi cong My tren Thai Binh Duong-Hinh-5
 Chiếc phi cơ này có chiều dải tổng cộng 19,46 mét, sải cánh rộng 31 mét và được trang bị 2 động cơ P&W với tổng công suất đạt 2400 sức ngựa cho phép nó cất cánh được với trọng lượng tối đa vào khoảng 16 tấn. Nguồn ảnh: Dakota.

Kinh ngac cuu canh cua phi cong My tren Thai Binh Duong-Hinh-6
Thủy phi cơ PBY Catalina có tốc độ bay tối đa vào khoảng 314 km/h, tốc độ hành trình vào khoảng 200 km và có tầm hoạt động lên tới 4000 km. Nguồn ảnh: Pinterest.

Kinh ngac cuu canh cua phi cong My tren Thai Binh Duong-Hinh-7
 Quy trình cứu hộ phi công hoặc thủy thủ Mỹ trôi nổi trên biển bằng thủy phi cơ PBY Catalina cũng không hề đơn giản, đầu tiên chiếc phi cơ cần phải phát hiện được người bị trôi dạt, sau đó bay qua và ném phao, xuồng cao su, đồ tiếp tế cho người bị nạn. Nguồn ảnh: Military.

Kinh ngac cuu canh cua phi cong My tren Thai Binh Duong-Hinh-8
 Sau đó, phi công mới lựa theo chiều gió và con sóng để hạ cánh xuống mặt nước, cách chỗ người bị nạn khoảng vài chục cho tới hàng trăm mét và cố gắn di chuyển lại gần hoặc sử dụng xuồng cao su để cứu vớt người bị nạn. Nguồn ảnh: Graham.

Kinh ngac cuu canh cua phi cong My tren Thai Binh Duong-Hinh-9
 Toàn bộ công việc cứu hộ đó đã được trực thăng đảm nhiệm một cách đơn giản và vào đầu thập niên 50, khi mà trực thăng ngày một phổ biến thì các loại thủy phi cơ như PBY Catalina  cũng dần dần "thất nghiệp". Tới năm 1957, PBY Catalina chính thức bị Hải quân Mỹ cho nghỉ hưu. Nguồn ảnh: Airplane.
Mời độc giả xem video: Màn trình diễn trên không của thủy phi cơ PBY Catalina.(Nguồn Aviation Film)
Tuấn Anh

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận