Lý do bất ngờ khiến F-22 tháo chạy khỏi Trung Đông

Lý do bất ngờ khiến F-22 tháo chạy khỏi Trung Đông

Mỹ đã quyết định rút toàn bộ phi đội tiêm kích tàng hình F-22 tại Trung Đông sau 5 năm triển khai tại đây với lý do bất ngờ.

National Interest dẫn thông báo của Không quân Mỹ tại Trung Đông cho biết, toàn bộ những đơn vị F-22 sẽ được rút khỏi khu vực và thay vào đó là những chiến đấu cơ thế hệ cũ hơn F-15.
"Mỹ không có nhiều lựa chọn ngoài việc rút phi đội F-22. Đội bay đang vật lộn để xây dựng lại lực lượng F-22 tinh gọn hơn sau khi căn cứ không quân Tyndall, từng là ngôi nhà của loại máy bay Raptor, bị phá hủy trong cơn bão Michael vào tháng 10/2018.
Hiện tại không có F-22 nào được triển khai đến Bộ chỉ huy trung tâm Không quân Mỹ , nhưng không quân Mỹ đã điều F-15C tới Tây Nam Á.
Các máy bay của không quân Mỹ sẽ tuần tra thường xuyên để đáp ứng các yêu cầu hoạt động, duy trì ưu thế trên không và bảo vệ các lực lượng trên mặt đất", AFCENT cho biết trong một thống báo.
Ly do bat ngo khien F-22 thao chay khoi Trung Dong
 F-22 bị tiêm kích Su-35 khóa mục tiêu tại Syria hồi năm 2018.
Nói về nguyên nhân khiến Mỹ rút toàn bộ F-22 khỏi Trung Đông, chính nguồn tin quân sự Mỹ thừa nhận do chi phí quá cao khi vận hành và chiếc máy bay này không thích hợp với khí hậu khắc nghiệt tại Trung Đông.
Nhưng theo The Drive, thực tế chiến trường Syria khi F-22 hoạt động cho thấy, chúng đã trở nên vô dụng khi đối đầu với những tiêm kích thế hệ 4++ Su-35 của Nga hoặc không thể vượt qua được tai mắt của hệ thống phòng không Syria dù F-22 là chiến đấu cơ tàng hình.
Theo lý giải của The Drive, chiếc máy bay hiện đại F-22 của Mỹ tồn tại một số nhược điểm chết người, trong đó phải kể đến khả năng mù trong vùng sóng hồng ngoại. Những đối thủ chính của F-22 đã có đầy đủ cảm biến dò tìm và theo dõi trong vùng sóng hồng ngoại có nghĩa là cho phép phát hiện mục tiêu nhờ tín hiệu nhiệt.
Ngoài ra, tiêm kích F-22 cũng không có trạm radar phụ, điều này có nghĩa là sau khi khởi động tên lửa không thể cập nhật những dữ liệu mới. Do thiếu trạm radar này nên khi máy bay thay đổi góc quay có thể mất khả năng định vị mục tiêu.
Được biết đến là một máy bay chiến đấu chiến thuật thế hệ thứ 5, chương trình F-22 bắt đầu từ những năm 1981. Ban đầu khái niệm thiết kế của F-22 là chiếm ưu thế trên không nên mọi hệ thống điện tử, vũ khí trên máy bay đều tập trung cho nhiệm vụ này nhưng nó không đủ mạnh.
Chính vì nhiệm vụ đối không mà dòng tiêm kích thế hệ 5 này không được tập trung cho nhiệm vụ tấn công đối đất hay đối hải. Khả năng tấn công mặt đất cực kỳ hạn chế của F-22 đã khiến nó trở nên vô dụng trong suốt hơn 10 năm đưa vào biên chế và trong suốt 5 năm triển khai tại Trung Đông.
Gần đây, Lockheed Martin đã tiến hành gói nâng cấp Increment 3.1 trong đó bao gồm bổ sung chức năng mở khẩu độ tổng hợp cho radar để lập bản đồ mặt đất. Và cải thiện hệ thống điện tử để dẫn đường cho bom thông minh JDAM và bom hàng không đường kính nhỏ GBU-39.
Ngoài ra, F-22 còn được tích hợp hệ thống radar Khẩu độ Tổng hợp (SAR) dùng tín hiệu điện từ để phân phối hình ảnh hoặc sơ đồ có độ phân giải thấp trở nên sắc nét, cho phép xác định mục tiêu tốt hơn rất nhiều so với trước đây.
Tuy nhiên, trong hầu hết những lần thử nghiệm, những hệ thống này đã hoạt động thiếu tin cậy. Do đó, Mỹ hầu như không dùng F-22 cho nhiệm vụ tấn công mặt đất và rất ít dùng trong các cuộc chiến mà Mỹ tham gia.
Và rất có thể đây mới chính là những nguyên nhân khiến Mỹ quyết định rút toàn bộ F-22 khỏi Trung Đông và thay bằng những tiêm kích F-15 thuộc thế hệ cũ hơn nhưng đã chứng minh được khả năng hơn hẳn F-22 trong nhiều tình huống.
Theo Đan Nguyên/báo Đất Việt

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận