Nga dễ hạ khi F-35 có RCS bằng chiếc Boeing-747

Nga dễ hạ khi F-35 có RCS bằng chiếc Boeing-747

Theo trang Aviationist, nếu Mỹ không chăm chỉ phủ lại lớp sơn tàng hình sau mỗi chuyến bay, chỉ số RCS của F-35 sẽ tương đương với chiếc Boeing-747.

Nguồn tin này cho biết, do tình trạng mài mòn lớp phủ đặc biệt có tác dụng hút tín hiệu radar sau mỗi chuyến bay, nên trên màn hình quan sát của các hệ thống phòng không, chiến đấu cơ tàng hình F-35 của Mỹ hiện rõ mồn một, không khác gì máy bay chở khách Boeing-747.
Để khắc phục tình trạng này, không còn cách nào khác là lực lượng vận hành phải đều đặn phủ lại lớp sơn tàng hình sau mỗi chuyến bay dù đó chỉ là bay huấn luyện hay bay thử nghiệm.
Thông tin này rõ ràng khiến khách hàng của F-35 không hề mong muốn bởi theo thông báo của nhà sản xuất, tiết diện phản xạ radar của chiến đấu cơ F-35 chỉ là 0,001 m2.
Tuy nhiên, mọi thứ chở nên vô nghĩa khi chỉ số này bị so sánh với chiếc Boeing-747 nếu lực lượng sử dụng không chăm chỉ phủ lại sơn tàng hình - loại vật liệu cực đắt đỏ. Thực tế phũ phàng với F-35 khiến mọi sự tự tin trước đây của Mỹ về khả năng đối đầu với phòng không Nga gần như đã bị phá sản.
Nga de ha khi F-35 co RCS bang chiec Boeing-747
 Tiêm kích F-35.
Mỹ cho rằng, hệ thống phòng không của Nga được trang bị rất mạnh. Moscow tiếp tục đầu tư mạnh cho hoạt động phát triển các hệ thống phòng mạnh hơn, thực tế chúng có khả năng phòng thủ gần ở không phận Nga và tạo ra giống như cái gọi là "mái vòm sắt". Tuy nhiên, đến thời điểm này chúng vẫn chưa hoàn hảo.
Ông Mike Coffman, chuyên gia phân tích quân sự về các lực lượng vũ trang Nga của CIA cho biết, hệ thống phòng không tiên tiến S-300, S-400 được thiết kế để phát hiện và theo dõi máy bay tàng hình cấp độ cao F-22 và F-35. Tuy nhiên để làm được điều này không phải dễ.
Radar HF để phát hiện sớm mục tiêu cho phép hoạt động ở vùng sóng siêu ngắn (trong dải băng tần đến mét, Deximet và cm) có thể phát hiện và theo dõi tất cả những chiếc máy bay tiêm kích tàng hình hiện nay.
Tuy nhiên, các hệ thống Radar không bảo đảm được việc điều khiển hỏa lực. "Nga đã đặt vào hệ thống radar cảnh báo sớm ở tần số cao, tuy nhiên cho dù các nhà thiết kế Nga cung cấp những hình ảnh thực tế trong không gian nhưng để tiến hành hỏa lực nhằm tiêu diệt những chiếc máy bay bay thấp có thể hay không?", ông Coffman đưa ra nghi vấn.
Ông nói tiếp, tất nhiên Nga có thể làm được. Đối với Nga, các giải pháp giải quyết vấn đề về phát triển hệ thống tên lửa phòng không chống máy bay của đối phương sẽ là một ưu tiên hàng đầu. Nga đã đầu tư đáng kể trong công việc nâng cấp, cải thiện các hệ thống phòng không.
Và Kremlin luôn coi lực lượng không quân của chúng ta là mối đe dọa nguy hiểm. Chắc chắn điện Nga sẽ nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu của họ - phát hiện ra máy bay tàng hình và tiêu diệt chúng bằng hệ thống phòng không của mình.
Cho tới nay có vẻ cả Nga vẫn chưa giải quyết được vấn đề này. Công nghệ tàng hình ngày càng trở nên phổ biến và sẽ được phát triển mạnh hơn nữa trong thời gian tới, chúng trở một ưu điểm tuyệt đối hiệu quả cho máy bay tiêm kích.
Cuối cùng có thể khẳng định rằng Moscow sẽ tìm được giải pháp cho vấn đề phát hiện và tiêu diệt máy bay tàng hình, còn bao giờ chúng xuất hiện vẫn là một dấu hỏi, ông Mike Coffman nhấn mạnh.
Tuy nhiên, tuyên bố của ông này và giới quân sự Mỹ đã không mang nhiều ý nghĩa bởi chỉ số RCS của F-35 bị cho là tương đương với chiếc Boeing-747. Và như vậy, đối phó với F-35, Nga không cần dùng đến S-300 hay S-400.
Theo Thùy Dung/Báo Đất Việt

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận