Ngược đời, lính phòng không Nga không thích S-400

Ngược đời, lính phòng không Nga không thích S-400

Dĩ nhiên sức mạnh của tổ hợp S-400 là không thể phủ nhận, nhưng việc sử dụng pháo phòng không kiểu cũ vẫn khiến các binh lính Nga cảm thấy thoải mái hơn

Nguoc doi, linh phong khong Nga khong thich S-400
 Theo đó, kíp chiến đấu trên các tổ hợp pháo phòng không Nga thật sự cảm thấy thoải mái khi sử dụng các loại vũ khí phòng không kiểu cũ, họ cảm nhận được khả năng làm chủ vũ khí của mình hơn là chỉ ngồi nhấn nút tên lửa để tiêu diệt mục tiêu một cách dễ dàng như trên S-400 để, nếu không muốn nói có phần hơi nhàm chán. Nguồn ảnh: Sputnik.

Nguoc doi, linh phong khong Nga khong thich S-400-Hinh-2
Một trong những tổ hợp pháo phòng không được binh lính Nga ưa thích nhất khi sử dụng chính là tổ hợp pháo phòng không tự hành ZSU-23-4. Được biên chế chính thức từ năm 1962 tới nay, hệ thống phó phòng không tự hành ZSU-23-4 đã phục vụ liên tục suốt từ thời Liên Xô và cho tới nay là Quân đội Nga. Nguồn ảnh: Wiki.

Nguoc doi, linh phong khong Nga khong thich S-400-Hinh-3
 ZSU-23-4 yêu cầu có tổ lái 4 người bao gồm một xa trưởng, một lái xe, một pháo thủ và một trắc thủ. Xe có trọng lượng 19 tấn và được xếp vào hạng pháo phòng không tự hành hạng nhẹ. Nguồn ảnh: Prime.

Nguoc doi, linh phong khong Nga khong thich S-400-Hinh-4
Pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 được trang bị vũ khí chính là 4 khẩu pháo cỡ nòng 23 mm loại 2A7 với cơ số đạn 2000 viên. Nguồn ảnh: Prime.

Nguoc doi, linh phong khong Nga khong thich S-400-Hinh-5
 Là một phương tiện thiết giáp hạng nhẹ nên ZSU-23-4 có độ cơ động rất cao. Dù chỉ được trang bị một động cơ công suất tổng cộng 280 sức ngựa nhưng ZSU-23-4 vẫn có thể đạt tốc độ tối đa 50 km/h khi di chuyển trên đường bằng và 30 km/h khi di chuyển vượt địa hình. Nguồn ảnh: Military.

Nguoc doi, linh phong khong Nga khong thich S-400-Hinh-6
 Một trong những loại pháo tự hành phòng không phổ biến bậc nhất trong Quân đội Nga hiện nay chính là tổ hợp pháo - tên lửa phòng không tự hành 2K22 Tunguska. Được ra đời từ năm 1982 tới nay, 2K22 Tunguska cũng đã từng được phục vụ trong lực lượng Quân đội Liên Xô. Nguồn ảnh: Wiki.

Nguoc doi, linh phong khong Nga khong thich S-400-Hinh-7
 Có giá 16 triệu USD cho một tổ hợp, 2K22 Tunguska có trọng lượng lên tới 35 tấn, kíp lái cũng bao gồm bốn người đảm nhận bốn vị trí như trên ZSU-23-4 nhưng vũ khí chính của 2K22 Tunguska lại có phần khác biệt hoàn toàn. Nguồn ảnh: Pinterest.

Nguoc doi, linh phong khong Nga khong thich S-400-Hinh-8
 Cụ thể, vũ khí chính trên phương tiện tự hànkhông này bao gồm 8 ống phóng tên phòng không loại 9M311, 9M311K, 3M311M hoặc 57E6. Vũ khí phụ của xe là hai khẩu pháo cỡ nòng 30 mm loại 2A38M với cơ số đạn tổng cộng 1904 viên. Nguồn ảnh: Operation.

Nguoc doi, linh phong khong Nga khong thich S-400-Hinh-9
 Động cơ mà 2K22 Tunguska được trang bị cũng khỏe hơn rất nhiều so với ZSU-23-4. Động cơ của 2K22 Tunguska có công suất lên tới 840 sức ngựa tổng cộng, giúp chiếc xe này di chuyển được với tốc độ tối đa lên tới 65 km/h trên địa hình đường bằng. Nguồn ảnh: Wiki.

Nguoc doi, linh phong khong Nga khong thich S-400-Hinh-10
 Cuối cùng, hệ thống pháo phòng không tự hành hiện đại bậc nhất của Nga ngày nay chính là loại Pantsir-S1. Pantsir-S1 mới được biên chế chính thức vào Quân đội Nga từ năm 2012 tới nay. Nguồn ảnh: Airpower.

Nguoc doi, linh phong khong Nga khong thich S-400-Hinh-11
 Khác với nhiều tổ hợp phòng không tự hành khác của Nga, Pantsir-S1 được đặt trên khung gầm xe tải và nó chỉ có kíp lái 3 người. Pantsir-S1 được trang bị vũ khí chính bao gồm các loại tên lửa 95YA6, 95YA6-2/M,... Nguồn ảnh: Wiki.

Nguoc doi, linh phong khong Nga khong thich S-400-Hinh-12
 Hệ thống radar của Pantsir-S1 có khả năng theo dõi được các mục tiêu trong tầm xa tối đa 28 km, số lượng mục tiêu tối đa nó có thể theo dõi là 20 mục tiêu bay và có thể tấn công cùng lúc 3 mục tiêu đồng thời. Nguồn ảnh: Think.

Nguoc doi, linh phong khong Nga khong thich S-400-Hinh-13
 Ngoài ra, xe cũng có hệ thống vũ khí phụ bao gồm 2 khẩu pháo 2A38M cỡ nòng 30 mm điều khiển hoàn toàn tự động. Hiện tại trên thế giới có tổng cộng 10 nước sở hữu hệ thống pháo phòng không tự hành Pantsir-S1 loại này. Nguồn ảnh: Press.

Tuấn Anh

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận