Soi tiêm kích bắn rơi hai chiếc Su-7 Ấn Độ trong 45 giây

Soi tiêm kích bắn rơi hai chiếc Su-7 Ấn Độ trong 45 giây

Những chiếc máy bay tiêm kích F-6 mà Trung Quốc bán cho Pakistan đã phát huy khả năng cao khi bắn rơi 2 chiếc Su-7 của Ấn Độ chỉ trong 45 giây.

Soi tiem kich ban roi hai chiec Su-7 An Do trong 45 giay
 Theo trang mạng quân sự Sina, Pakistan bắt đầu đưa vào trang bị máy bay tiêm kích F-6 (biến thể xuất khẩu của J-6) vào cuối năm 1965 với 12 chiếc, được biên chế cho phi đội máy chiến đấu 23 số của nước này. Chỉ một năm sau đó những chiếc F-6 lần đầu tiên được giới thiệu tại lễ duyệt binh mừng Ngày Quốc khánh Pakistan.

Soi tiem kich ban roi hai chiec Su-7 An Do trong 45 giay-Hinh-2
 Từ năm 1965 đến năm 1997, Pakistan đã đưa vào trang bị khoảng 253 chiếc F-6 với nhiều biến thể khác nhau và chúng đều do Trung Quốc sản xuất. Đầu những năm 1990 F-6 dần được Không quân Pakistan thay thế bằng những chiếc tiêm kích đa năng F-16 cho đến khi nó nghỉ hưu vào năm 1997.

Soi tiem kich ban roi hai chiec Su-7 An Do trong 45 giay-Hinh-3
Trong Chiến tranh Ấn Độ - Pakistan nổ ra vào cuối năm 1971, một chiếc F-6 của Pakistan đã đánh chặn và bắn hạ thành công hai chiếc Su-7 của Không quân Ấn Độ chỉ trong 45 giây và phi công lái chiếc F-6 trên là Trung tá Hasmy. 

Soi tiem kich ban roi hai chiec Su-7 An Do trong 45 giay-Hinh-4
 Dù được phát triển từ những chiếc MiG-19 của Liên Xô nhưng tiêm kích F-6 của Pakistan được trang bị kho vũ khí không hề kém cạnh so với Su-7. Hệ thống vũ khí của F-6 gồm ba pháo tự động 30mm NR-30 và nó có thể mang theo cả tên lửa không đối không PL-2 /PL-5 (biến thể sao chép tên lửa K-13 của Liên Xô do Trung Quốc sản xuất).

Soi tiem kich ban roi hai chiec Su-7 An Do trong 45 giay-Hinh-5
 Sau khi ngưng hoạt động vào năm 1997, tiêm kích F-6 tiếp tục được Không quân Pakistan sử dụng như các mục tiêu bay với số lượng hơn 140 chiếc cho đến khi ngưng hoạt động hoàn toàn vào năm 2002.

Soi tiem kich ban roi hai chiec Su-7 An Do trong 45 giay-Hinh-6
 Vai trò của F-6 trong Không quân Pakistan hết sức quan trọng trong suốt thời kỳ căng thẳng leo thang giữa Ấn Độ và Pakistan vào những năm 1970 và suốt thời gian dài sau đó. Dù vậy nó dần trở nên lỗi thời và không còn phù hợp khi đối đầu với lực lượng không quân không ngừng lớn mạnh của Ấn Độ.

Soi tiem kich ban roi hai chiec Su-7 An Do trong 45 giay-Hinh-7
 Trong suốt thời kỳ xung đột với Ấn Độ, Không quân Pakistan chỉ để mất ba chiếc F-6 trong đó hai chiếc bị bắn hạ bởi Ấn Độ và một chiếc khác bị bắn nhầm bởi lực lượng phòng không Pakistan.

Soi tiem kich ban roi hai chiec Su-7 An Do trong 45 giay-Hinh-8
 F-6 có thể được xem là dòng chiến đấu cơ thành công nhất của Trung Quốc trên thị trường xuất khẩu vũ khí, nó được sử tại hơn 10 quốc gia trên thế giới trong đó có cả Việt Nam. Với hơn 4.500 chiếc được Trung Quốc sản xuất trong giai đoạn từ 1958 đến 1986.

Soi tiem kich ban roi hai chiec Su-7 An Do trong 45 giay-Hinh-9
 F-6 có thiết kế tương tự so với MiG-19 nhưng được cải tiến đề phù hợp hơn cho một cuộc chiến tranh hiện đại. Một chiếc F-6 được trang bị hai động cơ phản lực nội địa Liming Wopen-6A do Trung Quốc chế tạo dựa trên mẫu động cơ Tumansky RD-9 B của Liên Xô với một số cải tiến thậm chí nó có hiệu suất hoạt động vượt trội hơn cả RD-9.

Soi tiem kich ban roi hai chiec Su-7 An Do trong 45 giay-Hinh-10
 Các biến thể của F-6 hầu hết đều một chỗ ngồi ngoại trừ biến thể FT-6 dành cho hoạt động huấn luyện, nó có tầm hoạt động 640km khi tác chiến và 2.200km khi bay tuần tra và có thể mang theo 250kg vũ khí các loại.

Soi tiem kich ban roi hai chiec Su-7 An Do trong 45 giay-Hinh-11
Hình ảnh một phi đội hỗn hợp của Không quân Pakistan với những chiếc F-6 và F-7, trong đó F-7 biến thể xuất khẩu của mẫu tiêm kích J-7 do Trung Quốc sao chép từ MiG-21 của Liên Xô. 

Trà Khánh

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận