Súng chống tăng RPG-7 và cách Liên Xô diệt xe tăng Mỹ

Súng chống tăng RPG-7 và cách Liên Xô diệt xe tăng Mỹ

Trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Lạnh, nếu AK-47 của Liên Xô được biết tới như thứ vũ khí chống bộ binh hiệu quả nhất thì đối với chống tăng họ lại có súng phóng lựu chống tăng RPG-7.

Sức mạnh hủy diệt
Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, Hồng Quân Liên Xô đã phải chịu cảnh thiếu thốn một loại vũ khí chống tăng vác vai như khẩu Bazooka của Mỹ hay Panzerfaust của Đức. Thế rồi Liên Xô tìm ra cách bù đắp sự thiếu hụt này trong thời kỳ hậu chiến với dòng súng phóng lựu chống tăng RPG (Rocket-propelled grenade)
Tuy nhiên, danh tiếng của RPG chỉ thực sự được thế giới biết tới khi súng chống tăng RPG-7 xuất hiện và nó cũng đã lấp đầy được khoảng trống về vũ khí chống tăng cá nhân mà Quân đội Liên Xô tìm kiếm trong suốt nhiều thập kỷ, rồi sau này được trang bị cho Liên Xô và các quốc gia thuộc Khối hiệp ước Warsaw năm 1961.
Về mặt thiết kế, RPG-7 gồm một ống phóng không giật, kèm một bộ phận cò liền với tay cầm dạng súng ngắn và một tay cầm giữ ổn định ở phía sau. Được lắp thước ngắm đầu ruồi tiêu chuẩn, nhưng vũ khí này cũng có thể lắp thêm một ống ngắm PGO-7. Để nạp đạn, một trong những loại tên lửa chống tưang có sức nổ mạnh (HEAT) được lắp vào phía trước ống phóng, phần đầu đạn tròn lớn vẫn nằm ngoài ống. Sau đó người bắn đưa súng lên vai, tháo chốt an toàn, ngắm và bóp cò.
Súng chống tăng RPG-7 và cách Liên Xô diệt xe tăng Mỹ
 Tư thế ngắm bắn súng phóng lựu chống tăng RPG-7 "đúng điệu". Nguồn ảnh: Wiki.
Khi bắn, đầu tiên quả tên lửa sẽ lao ra khỏi ống phóng bởi một liều thuốc đầy, sau đó tại khoảng cách khoảng 11 mét từ ống phóng, động cơ tên lửa bên trong phần thân ổn định sẽ được kích hoạt, đẩy tốc độ của viên đạn lên tối đa 294 mét/giây. Cùng lúc, các cánh đuôi sẽ xòe ra, tạo cho tên lửa độ xoay ổn định trong khi bay. Tùy thuộc vào loại đạn được sử dụng mà tầm bắn tối đa là khoảng 150 mét, với đầu đạn PG-7M HEAT - loại đạn được sử dụng nhiều nhất ngày nay, tầm bắn tối đa có thể lên tới 300 mét.
Sự hiện diện chết chóc
Cùng với nhiều dòng và phiên bản được sao chép khác nhau, khẩu súng RPG-7 ngày nay được sử dụng tại hơn 50 quốc gia và đã trở thành thứ vũ khí chủ đạo của các đội quân nổi dậy trên khắp thế giới. Sự thịnh hành của loại vũ khí này là dễ hiểu bởi không chỉ dễ dàng để sở hữu nó - hàng triệu khẩu đã từng được sản xuất - mà còn vô cùng dễ sử dụng, đồng thời hiệu quả nó mang lại cũng là rất cao khi chống lại boong-ke, nhà cửa và các vị trí cố định khác của địch lẫn xe thiết giáp.
Súng chống tăng RPG-7 và cách Liên Xô diệt xe tăng Mỹ
 Một người lính của Quân đội Iraq tập bắn súng phóng lựu RPG-7. Nguồn ảnh: CNN.
Chẳng hạn, đầu đạn PG-7L 93 mm có khả năng bắn xuyên 1,1 mét bê tông cốt thép, 1,5 mét tường gạch và 2,5 mét gỗ. Những cải tiến trong thiết kế đầu đạn cũng đã bắt kịp với những cải tiến trong các loại giáp ngày nay, ví dụ như đầu đạn PG-7R được thiết kế để phá hủy tốt các loại giáp phản ứng nổ (ERA) có khả năng bắn thủng lớp giáp dày tương đương 600 mm.
Khẩu súng chống tăng RPG-7 được Ai Cập sử dụng lần đầu để chống lại Israel trong Chiến tranh Ả Rập - Israel vào năm 1967. Kể từ lúc đó nó đã phá hủy hàng ngàn phương tiện, giết hại có lẽ hàng vạn người, thậm chí bắn rơi cả trực thăng ở Mogadishu (một hoạt động quân sự của Mỹ ở Somali) vào năm 1993.
Các đơn vị vũ trang thông thường đã chịu nhiều tổn thất nặng nề bởi các khẩu RPG-7 nằm trong tay các lực lượng phiến quân, quân nổi dậy và cả quân giải phóng. Trong Chiến tranh Việt Nam, Quân Giải phóng đã sử dụng loại vũ khí này để tấn công boong-ke và xe thiết giáp của Mỹ, gây thiệt hại nặng nề cho đối phương.
Tấn công xe thiết giáp

Một cựu binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam đã giải thích sức mạnh của súng RPG-7 với một xe bọc thép như sau:

"Một sự rung chuyển kinh khủng, khiến cho các nạn nhân choáng váng đến mức họ đờ người ra trong vài giây, hay thậm chí là vài phút tùy thuộc vào vị trí mà viên đạn RPG bắn trúng. Ngọn lửa phụt ra từ đạn HEAT dài khác thường. Chiếc M113 ACAV của tôi bị trúng đạn ở góc trái phía sau, vị trí này cách cạnh dưới của thân xe khoảng hai phần ba tính từ dưới lên... và ngọn lửa cháy xuyên qua cả cửa ra dốc ở phía sau xe, cắt nó một cách ngọt sớt như sử dụng đèn khò. Về cắt dài hơn 45 cm, nếu ai đó xui xẻo đứng đúng đường đi của viên đạn này, người đó sẽ chẳng còn lại gì".
Trong giai đoạn 1979-1989, phiến quân Mujahideen ở Afghanistan đã sử dụng chính những khẩu RPG-7 để chống lại quân đội Liên Xô. Phiến quân Afghanistan đã chứng tỏ mình sử dụng thành thạo súng RPG-7 trong các trận đánh cự ly gần chống lại thiết giáp Liên Xô. Gần đây hơn. Liên quân Anh - Mỹ ở Iraq-Afghanistan luôn bị tấn công bởi các trận phục kích gần như liên tục từ các khẩu RPG-7, thậm chí Mỹ còn thống kê, thiệt hại về nhân mạng của lính Mỹ nhiều nhất là từ các thiết bị nổ tự chế, sau đó là đến RPG-7.
Súng chống tăng RPG-7 và cách Liên Xô diệt xe tăng Mỹ
 Ngay cả binh lính Mỹ cũng được huấn luyện cách sử dụng súng phóng lựu RPG-7. Nguồn ảnh: NBC.
Thật trớ trêu khi mà quân đội Mỹ cùng nhiều nước phương Tây hiện giờ đang đổ rất nhiều tiền của và chất xám vào việc nghiên cứu một loại vũ khí chống tăng có điều khiển thông minh thì RPG-7 - một thứ vũ khí không thông minh, sử dụng cách nhắm bắn đơn giản lại tỏ ra nguy hiểm và hiệu quả hơn nhiều lần.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh khả năng cận chiến kinh hoàng của RPG-7.
Tuấn Anh

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận