Tại sao các cường quốc quân sự cần tới vũ khí siêu thanh?

Tại sao các cường quốc quân sự cần tới vũ khí siêu thanh?

(Kiến Thức) - Vũ khí siêu thanh đang trở thành xu hướng mới được nhiều cường quốc quân sự theo đuổi, trong đó đi đầu là Mỹ, Trung Quốc và Nga. Khi đây được kỳ vọng sẽ trở thành thứ vũ khí răn đe chiến chiến lược thay cho vũ khí hạt nhân.

Cuộc đua Nga, Mỹ và Trung Quốc
Hiện tại quốc gia đạt được nhiều thành tựu nhất trong việc phát triển vũ khí siêu thanh là Nga, khi quân đội nước này đang phát triển và chuẩn bị đưa vào biên chế tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal trang bị trên máy bay đánh chặn MiG-31BM.
Loại tên lửa siêu thanh thế hệ mới này của Nga đã hoàn thành 89 cuộc thử nghiệm trên MiG-31BM. Kh-47M2 Kinzhal là loại tên lửa siêu thanh phóng từ trên không, được trang bị hệ thống dẫn đường định vị vệ tinh Glonass kết hợp dẫn đường quán tính, hồng ngoại và quang học.
Kh-47M2 Kinzhal sử dụng động cơ phóng nhiên liệu rắn, đạt tốc độ tối đa 12.000km/h, trần bay 20.000m, cự ly tác chiến hơn 2.000km với xác suất sai số khi tấn công mục tiêu là 1m. Ngoài ra, Nga còn đang phát triển tên lửa siêu thanh khác có tên Zircon 3M22 có vận tốc 8M, tầm hoạt động 1.000km, sai số tấn công mục tiêu cũng đạt khoảng 1 - 2m.
Tai sao cac cuong quoc quan su can toi vu khi sieu thanh?
 Tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal trên MiG-31BM. Ảnh: Lenta
Trong khi đó, Quân đội Mỹ đang phát triển 3 phiên bản tên lửa siêu thanh cho 3 quân chủng. Lục quân phát triển vũ khí siêu thanh tiên tiến có tên AHW, không quân với biến thể vũ khí siêu thanh tấn công ARRW và HCSW , hải quân với vũ khí tấn công nhanh CPS.
Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, những loại vũ khí siêu thanh trên có vận tốc trung bình là 8M, trong khoảng thời gian 25 phút có thể tấn công mục tiêu từ cự ly 6.000. Dự kiến những vũ khí siêu thanh này của Quân đội Mỹ sẽ được triển khai từ năm 2025.
Tai sao cac cuong quoc quan su can toi vu khi sieu thanh?-Hinh-2
Không quân Mỹ hôm 17/6 lần đầu tiên công bố hình ảnh máy bay ném bom chiến lược B-52 mang nguyên mâu vũ khí phản ứng nhanh phóng từ trên không AGM-183A (hay còn gọi là ARRW) - vũ khí siêu thanh của Không quân Mỹ. Ảnh: Không quân Mỹ.
Người Trung Quốc cũng đang phát triển và thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh Starry Sky-2, có tốc độ 5,5M. Thời gian để Starry Sky-2 hành trình tới mục tiêu từ khoảng cách 1.400km chỉ vào khoảng 10 phút với xác suất sai số chỉ vào khoảng 1m.
Động lực phát triển vũ khí siêu thanh
Theo các chuyên gia phân tích quân sự, sở dĩ các cường quốc đẩy nhanh tiến độ chương trình phát triển vũ khí siêu thành là bởi các lý do sau:
Thứ nhất, với tốc độ từ 5 - 9M, vũ khí siêu thanh có khả năng tấn công cực nhanh, khiến đối phương bất ngờ về mặt chiến lược, qua đó giúp nước sở hữu loại vũ khí này chiếm ưu thế về mặt răn đe chiến lược.
Thứ hai, với năng lực hành trình lớn cùng với việc mang được cả đầu đạn hạt nhân và đầu đạn thông thường, các loại vũ khí siêu thanh sẽ giúp nước sở hữu chúng hình thành năng lực tấn công nhanh trên phạm vi toàn cầu. Đây là năng lực mà các cường quốc quân sự luôn muốn sở hữu để làm con át chủ bài trong các cuộc đàm phán với đối phương.
Tai sao cac cuong quoc quan su can toi vu khi sieu thanh?-Hinh-3
 Tên lửa siêu thanh Starry Sky-2 của Trung Quốc. Ảnh: Xinhua
Thứ ba, do có năng lực phòng tránh hệ thống phòng thủ tên lửa và không bay theo một quỹ đạo nhất định như tên lửa đạn đạo, nên vũ khí siêu thành rất khó đánh chặn, chúng đủ khả năng xuyên thủng mọi hệ thống phòng không hiện nay. Trước đây, để bắn hạ một tên lửa đạn đạo xuyên lục đị, các hệ thống phòng thủ tên lửa có thể ngắm bắn trúng mục tiêu. Nhưng đối với vũ khí siêu thanh thì rất khó do chúng di chuyển không theo quỹ đạo xác định trước đồng thời lại di chuyển với vận tốc cực nhanh nên càng khó đánh chặn.
Chính vì những ưu điểm trên, Mỹ, Nga, Trung Quốc đang đặc biệt ưu tiên phát triển loại vũ khí này. Một mặt củng cố năng lực quốc phòng của từng nước, mặt khác gia tăng áp lực, tạo ưu thế răn đe so với các nước còn lại để chiếm ưu thế trong những vấn đề cạnh tranh quốc tế.

Vũ khí siêu thanh là những vũ khí có thể di chuyển nhanh hơn tốc độ âm thanh hơn năm lần, hoặc khoảng 1,6 km mỗi giây. Chúng được phóng lên bầu khí quyển phía trên như bình thường bởi các tên lửa đạn đạo hiện có, nhưng sau đó các phương tiện lượn siêu thanh (hypersonic glide vehicle – HGV) được tách ra và bay thấp hơn, nhanh hơn hướng tới mục tiêu theo một cách nhanh hơn và khó đoán hơn nhiều so với các phương tiện tái nhập cũ.

Mời độc giả xem video: Sức công phá của những "mũi tên" đạn đạo. (nguồn QPVN)


Lam Ngọc

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận