Tigr-US: “Bồ câu đưa thư” của Nga trong tác chiến điện tử

Tigr-US: “Bồ câu đưa thư” của Nga trong tác chiến điện tử

Với hệ thống chỉ huy và thông tin liên lạc vô tuyến thế hệ mới một xe bọc thép Tigr-US có thể thay thế được ba xe chỉ huy thông tin cũ.

Tigr-US: “Bo cau dua thu” cua Nga trong tac chien dien tu
 GAZ Tigr là dòng xe bọc thép chiến đấu hiện đại, với nhiều biến thể khác nhau không chỉ được biên chế trong Quân đội Nga mà còn được xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Tùy theo yêu cầu của khách hàng, các dòng xe bọc thép GAZ Tigr sẽ được trang bị vũ khí hoặc tính năng khác nhau. Trong đó có thể kể tới Tigr-US biến thể chỉ huy chiến trường, trạm thông tin di động cho các đơn vị bộ binh cơ giới. Nguồn ảnh: Modelling News.

Tigr-US: “Bo cau dua thu” cua Nga trong tac chien dien tu-Hinh-2
 Đại diện Bộ Quốc phòng Nga cho biết, thời gian tới các lực lượng vũ trang hoạt động mặt đất, vệ binh quốc gia và biên phòng Nga sẽ được trang bị đại trà Tigr-US như một mẫu phương tiện bọc thép tiêu chuẩn tương tự như các biến thể GAZ Tigr khác. Và điểm đặc biệt là chỉ một chiếc Tigr-US có thể thay thế tới bốn mẫu xe thông tin, chỉ huy chiến trường mà Quân đội Nga đang sử dụng, trong tương lai Tigr-US sẽ trở thành thành phần trung tâm của hệ thống không gian thông tin duy nhất của Quân đội Nga. Nguồn ảnh: Defending Russia.

Tigr-US: “Bo cau dua thu” cua Nga trong tac chien dien tu-Hinh-3
 Về thiết kế xe chỉ huy Tigr-US có chiều cao 2m; rộng 2,2m; dài 4,6m; tốc độ cao nhất 150 km/h; trên nóc xe là tổ hợp thông tin vệ tinh; trong khoang chứa nhiều thiết bị điện tử và thông tin liên lạc; 1 siêu máy máy với bộ vi xử lý cực mạnh do Nga phát triển. Bên cạnh đó nó cũng được trang bị vũ khí phòng vệ với súng máy Pecheneg 7,62mm hoặc Kord 12,7mm hay súng phóng lựu Flame 30mm. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.

Tigr-US: “Bo cau dua thu” cua Nga trong tac chien dien tu-Hinh-4
 Theo người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, Tigr-US có khả năng làm việc trong những cấp độ điều kiện thời tiết và điều kiện chiến đấu khác nhau từ cấp độ chiến lược - chiến dịch - chiến thuật. Xe luôn di chuyển cùng với ban tham mưu chỉ huy, để bảo đảm cung cấp tất cả các loại hình liên lạc (gồm: điện thoại, liên lạc video và liên lạc vệ tinh) với độ an toàn bảo mật cao và có thể sử dụng cho mọi đơn vị tính từ cấp tiểu đoàn hoặc tương đương trở lên. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.

Tigr-US: “Bo cau dua thu” cua Nga trong tac chien dien tu-Hinh-5
 Ngoài ra, Tigr-US còn có khả năng cung cấp nhiều hình thức thông tin liên lạc trong tác chiến với tốc độ đường truyền cao. Theo đó, các thiết bị thông tin liên lạc và truyền dẫn dữ liệu được tích hợp sẵn hoàn toàn trên khung gầm Tigr-US. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.

Tigr-US: “Bo cau dua thu” cua Nga trong tac chien dien tu-Hinh-6
 Thiết bị truyền dẫn dữ liệu chính trên Tigr-US là một đĩa liên lạc vệ tích được đặt ngay trên nóc xe, kết nối trực tiếp với trung tâm điều khiển bên trong xe được vận hành bởi hai binh sĩ. Các hệ thống điện tử trên Tigr-US có thể hoạt động liên tục trong vòng 96 giờ hoàn toàn độc lập mà không cần tới nguồn điện, đây là một lợi thế rất lớn khi Tigr-US phải hành quân liên tục. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.

Tigr-US: “Bo cau dua thu” cua Nga trong tac chien dien tu-Hinh-7
 Về cơ bản Tigr-US có thể thực hiện tất cả các loại nhiệm vụ thông tin liên lạc khác nhau - không chỉ cung cấp truyền thông âm thanh thoại cho các cấp chỉ huy điều hành tác chiển ổn định mà còn có thể trao đổi dữ liệu thông tin với tốc độ lên đến 450 Mbit/s. Tổ hợp thông tin liên lạc cũng có thể giải quyết các vấn đề phức tạp hơn. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.

Tigr-US: “Bo cau dua thu” cua Nga trong tac chien dien tu-Hinh-8
 Theo đại diện của công ty nghiên cứu chế tạo Tigr-US, hệ thống máy tính và các thiết bị đầu cuối trên mẫu xe bọc thép này cho phép cài đặt nhiều phần mềm ứng dụng trực tiếp trên chiến trường và có được các chức năng hoạt động khác nhau. Tại một địa bàn hoạt động nào đó có thể thiết lập một hệ thống máy chủ thư thoại, trong khi đó tại địa bàn khác có thể tổ chức một hệ thống để xử lý thông tin địa hình hoặc phân tích tình hình thông tin vô tuyến trong khu vực như: số lượng các nguồn cung cấp, dữ liệu thông tin được trao đổi và số lượng thiết bị kết nối thu phát. Nguồn ảnh: bastion- Vitaly Kuzmin.

Tigr-US: “Bo cau dua thu” cua Nga trong tac chien dien tu-Hinh-9
 Bên cạnh đó, Tigr-US còn được Bộ Quốc phòng Nga khẳng định là hệ thống thông tin liên lạc chiến trường ưu việt nhất thế giới hiện nay bởi tính đa năng của nó. Điều này thể hiện ở việc Tigr-US có khả năng tích hợp nhiều dạng thông tin khác nhau cùng với khả năng mã hóa và giải mã liên tục với tốc độ cao, từ đó nâng cao tính năng bảo mật đường truyền và nội dung đi kèm. Nguồn ảnh: voentelecom.ru.

Tigr-US: “Bo cau dua thu” cua Nga trong tac chien dien tu-Hinh-10
 Do các phương tiện thông tin liên lạc trên chiến trường của mỗi quân binh chủng sử dụng các kiểu công nghệ khác nhau, chính vì vậy, tín hiệu và dữ liệu liên tục phải giải mã và mã hóa; chuyển đổi cấu trúc dữ liệu để đảm bảo trao đổi thông tin ổn định. Điều nay thực sự rất mất thời gian và buộc phải sử dụng nhiều thiết bị công nghệ cùng một lúc với số lượng nhân sự lớn, đồng thời quá trình chuyển đổi cấu trúc dữ liệu cũng rất dễ để lộ bí mật. Và với sự ra đời của Tigr-US sẽ giải quyết được hết các vấn đề này. Nguồn ảnh: defence.ru.

Tigr-US: “Bo cau dua thu” cua Nga trong tac chien dien tu-Hinh-11
Dù có các tính năng kỹ chiến thuật tiên tiến nhưng Tigr-US lại có giá thành nghiên cứu, chế tạo rẻ hơn so với việc phát triển các thiết bị thông tin liên lạc thế hệ trước do tiết kiệm được đến 3 khung gầm vận tải. Tigr-US cũng được thiết kế để dễ dàng tích hợp với các phương tiện hiện có và trong tương lai sẽ dần thay thế hết tất cả các phương tiện được trang bị trong các đơn vị chiến đấu của Quân đội Nga. Nguồn ảnh: Modelling News 




Lam Ngọc

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận