Vũ khí chống tăng của phiến quân Syria khiến Nga khiếp sợ

Vũ khí chống tăng của phiến quân Syria khiến Nga khiếp sợ

(Kiến Thức) - Dù xe tăng T-90 có bọc giáp tốt cỡ nào thì Nga vẫn phải e dè trước kho vũ khí chống tăng đáng sợ của phiến quân Syria vốn xuất xứ từ…Liên Xô.

Vu khi chong tang cua phien quan Syria khien Nga khiep so
  Với sự hiện diện của số lượng bí ẩn xe tăng T-90 Vladimir đã đem lại ưu thế đáng kể trên chiến trường cho Quân đội Syria và Không quân Nga trong cuộc chiến chống lại phiến quân IS và các phe phái nổi dậy khác. Mặc dù vậy, dẫu cho sở hữu bộ giáp tốt (nhiều tầng nhiều lớp) nhưng bản thân Quân đội Nga chắc chắn cũng phải dè chừng trước kho vũ khí chống tăng đáng sợ của phiến quân Syria. 

Vu khi chong tang cua phien quan Syria khien Nga khiep so-Hinh-2
  Từ khi cuộc nội chiến Syria xảy ra năm 2011, hàng trăm xe tăng Quân đội Syria (SAA) gồm cả loại T-72 được trang bị giáp ERA đã hứng chịu những tổn thất khủng khiếp trước các hệ thống vũ khí chống tăng của lực lượng nổi dậy ở Syria. Mà điều đặc biệt, hầu hết vũ khí diệt tăng của phiến quân đều do Liên Xô sản xuất, được lấy từ kho vũ khí SAA hoặc nhận viện trợ từ bên ngoài. 

Vu khi chong tang cua phien quan Syria khien Nga khiep so-Hinh-3
 Đứng đầu bảng trong danh sách vũ khí chống tăng nguy hiểm của phiến quân là súng RPG-7. Các hình ảnh được chính phiến quân công bố cho thấy, RPG-7 được trang bị đạn chống tăng kiểu tandem (hai lượng nổ) cho phép xuyên thủng các xe tăng bọc giáp ERA như T-72, T-90 và cả xe tăng T-55, T-62 nâng cấp.

Vu khi chong tang cua phien quan Syria khien Nga khiep so-Hinh-4
  Tiếp theo là mẫu súng chống tăng dùng một lần RPG-18 Mukha do Cục thiết kế KBP phát triển và đưa vào sử dụng trong Hồng quân Liên Xô từ năm 1972. RPG-18 được trang bị đạn rocket cỡ 64mm, xuyên 1.000m gạch, 500mm bê tông hoặc hơn 300mm giáp đồng nhất, tầm bắn hiệu quả 50-200m.

Vu khi chong tang cua phien quan Syria khien Nga khiep so-Hinh-5
 Súng chống tăng dùng một lần RPG-22 Netto được Liên Xô phát triển trên cơ sở súng RPG-18, đưa vào sử dụng năm 1985. RPG-22 được trang bị đạn phản lực cỡ 72,5mm có khả năng xuyên giáp đồng nhất dày 400mm, 1,2m gạch hoặc 1m bê tông, tầm bắn hiệu quả 150-200m. Ảnh: Tay súng phiến quân ở Syria vác trên vai khẩu RPG-22 được cho là do Ả Rập Xê-út cung cấp. 

Vu khi chong tang cua phien quan Syria khien Nga khiep so-Hinh-6
 Súng chống tăng RPG-26 Aglen do Cục thiêt skees Bazalt phát triển cho Hồng quân Liên Xô, đưa vào sử dụng năm 1985. Nó được trang bị đạn cỡ 72,5mm lắp đầu nổ đơn khối chống tăng HEAT có khả năng xuyên giáp dày 400mm, 1m bê tông hoặc 1-0,5m gạch, tầm bắn hiệu quả 250m. 

Vu khi chong tang cua phien quan Syria khien Nga khiep so-Hinh-7
 Đáng sợ nhất trong số các vũ khí chống tăng họ RPG mà quân nổi dậy Syria có trong tay là súng RPG-29 do cục thiết kế Bazalt (Liên Xô) phát triển và đưa vào sử dụng năm 1989. Nó được trang bị đạn rocket kiểu tandem PG-29V với hai đầu đạn 65mm và 105mm chuyên dùng chông phá xe tăng bọc giáp ERA. Nó có khả năng xuyên 750mm giáp đồng nhất (sau khi đã xuyên qua giáp ERA), 1,5m bê tông cốt thép, 3,7m gỗ hay đất cứng.  

Vu khi chong tang cua phien quan Syria khien Nga khiep so-Hinh-8
  Các thử nghiệm tại Nga cho thấy RPG-29 có khả năng phá hủy hoản toàn T-72, T-80, vô hiệu hóa sức chiến đấu của T-90. Cho nên đây là vũ khí chống tăng mà xe tăng T-90 Nga đang bao vây Aleppo phải dè chừng nhất. Ảnh: Xác xe tăng T-72 của SAA bị RPG-29 công phá, nổ thùng đạn bay tháp pháo ra khỏi thân. 

Vu khi chong tang cua phien quan Syria khien Nga khiep so-Hinh-9
 Không chỉ súng chống tăng, phiến quân ở Syria còn sở hữu kho tên lửa chống tăng nguy hiểm cũng do…Liên Xô chế tạo. Ảnh: Tên lửa chống tăng 9K111 Fagot do Liên Xô chế tạo, nằm trong tay phiến quân. Tên lửa đạt tầm bắn 70m tới 2,5km, xuyên giáp đồng nhất dày 400mm. Các biến thể cải tiến trang bị đầu nổ kiểu tandem xuyên giáp dày 600mm sau giáp ERA.

Vu khi chong tang cua phien quan Syria khien Nga khiep so-Hinh-10
 Tổ hợp tên lửa chống tăng 9M113 Konkurs đạt tầm bắn 70m tới 4km, sử dụng hệ dẫn đường bán tự động, lệnh điều khiển truyền qua dây dẫn. Với đầu nổ tandem, có khả năng xuyên giáp dày 750-800mm sau khi xuyên qua ERA.

Vu khi chong tang cua phien quan Syria khien Nga khiep so-Hinh-11
  Tổ hợp tên lửa chống tăng 9K115-2 Metis-M do cục thiết kế KBP (Nga) phát triển và sản xuất từ năm 1992 cho Quân đội Nga. Metis-M đạt tầm bắn 80m tới 2km, dẫn đường qua dây, trang bị đầu nổ kiểu tandem xuyên giáp đồng nhất 900-950mm sau ERA.

Vu khi chong tang cua phien quan Syria khien Nga khiep so-Hinh-12
 Tổ hợp tên lửa chống tăng 9M133 Kornet do cục thiết kế KBP phát triển và sản xuất từ năm 1994. 9M113 có thể xuyên giáp dày 1.000-1.200mm sau khi đã xuyên qua giáp ERA, tầm bắn 100m tới 5.500m, hệ dẫn đường bán tự động bám qua tín hiệu laser.

Vu khi chong tang cua phien quan Syria khien Nga khiep so-Hinh-13
 Ngoài tên lửa Nga, phiến quân ở Syria còn được trang bị số lượng rất lớn tên lửa chống tăng BGM-71 TOW do Mỹ sản xuất. Đây là một trong những “cơn ác mộng kinh hoàng nhất”  với T-72 ở Syria. Đạn tên lửa TOW có kích cỡ rất lớn, lắp đầu nổ nặng tới 6,14kg, tầm bắn 4.200m, xuyên giáp dày 430mm tới 900mm (sau giáp ERA) tùy biến thể.

Vu khi chong tang cua phien quan Syria khien Nga khiep so-Hinh-14
Qua ngả Qatar, phiến quân ở Syria còn nhận được tên lửa chống tăng HJ-8 do Trung Quốc sản xuất. Đạn tên lửa đạt tầm bắn 3-4km, trang bị hệ dẫn đường bán tự động truyền qua dây dẫn.  

Vu khi chong tang cua phien quan Syria khien Nga khiep so-Hinh-15
 Qua ngả Qatar và Libya, phiến quân nhận được tên lửa chống tăng MILAN do Pháp sản xuất. Tên lửa được trang bị đầu đạn đơn khối 103mm hoặc đầu đạn nổ kiểu tandem chống giáp ERA, tầm bắn 2-30km.
Hoàng Lê

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận