CEO K+ Thomas Jayet: Nội dung "thuần Việt" có lượt xem gấp 10-15 lần một số nội dung hay nhất của Hàn Quốc.

 
TIN MỚI
CEO K+ Thomas Jayet: Nội dung “thuần Việt” có lượt xem gấp 10-15 lần một số nội dung hay nhất của Hàn Quốc - Ảnh 1.

K+ từng khẳng định mình là nền tảng hàng đầu về nội dung thể thao, và mục tiêu chính của đơn vị là duy trì vị trí đó. Việc lấn sân sang mảng sản xuất phim được xác định là thử nghiệm hay sẽ là một trụ cột thứ hai của chiến lược phát triển nội dung K+?

Chiến lược hàng đầu của chúng tôi là chơi tốt nhất. Gần đây, chúng tôi cũng đã thông báo về việc hợp tác chiến lược mới với Liên đoàn bóng đá Châu Á AFC và Liên đoàn bóng đá Việt Nam VFF trong thời gian sắp tới. Do đó, chúng tôi tự tin rằng K+ sẽ duy trì vị trí dẫn đầu trong thể thao và sẽ tiếp tục tiến bộ trong lĩnh vực này.

Ngoài ra, tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng tôi cần mở rộng cả trong lĩnh vực giải trí, đặc biệt là sản xuất phim truyền hình. Chính vì vậy, chúng tôi đã bắt đầu đầu đầu tư từ năm 2021 và có kế hoạch cho những năm tới.

Chúng tôi sẽ đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực sản xuất phim truyền hình ở Việt Nam. Theo kế hoạch, chúng tôi sẽ công chiếu bộ phim truyền hình thứ tư và tiếp tục sản xuất những bộ phim thứ năm, thứ sáu... trong thời gian tới. Chúng tôi luôn tập trung vào việc sản xuất nội dung chất lượng cao dành riêng cho người Việt, đặc biệt.

Sau những lần sản xuất phim dài tập trước đó, K+ đã rút kinh nghiệm gì và công ty định vị lợi thế cạnh tranh của mình trong mảng này sẽ là gì?

Chúng tôi đang trên một hành trình mới với chúng tôi. Mặc dù chúng tôi vẫn đang trong quá trình học hỏi, nhưng thật may mắn là K+ có đội ngũ nhân sự rất tài năng. Những gì họ đã làm được trong lĩnh vực thể thao là một minh cho chất lượng của đội ngũ ở K+. Những thành tích trước đây của K+ và Tập đoàn Canal+ thể hiện sự đảm bảo trong việc sản xuất nội dung chất lượng cao.

CEO K+ Thomas Jayet: Nội dung “thuần Việt” có lượt xem gấp 10-15 lần một số nội dung hay nhất của Hàn Quốc - Ảnh 2.

Chúng tôi luôn đảm bảo duy trì chất lượng nội dung và mong muốn hợp tác với các diễn viên và đoàn làm phim hàng đầu của Việt Nam để tạo ra những sản phẩm tốt nhất có thể đến khán giả. Do đó, chúng tôi có rất nhiều nhiệm vụ phải hoàn thành trong mảng phim truyền hình hoặc nội dung giải trí khác. Chúng tôi muốn đảm bảo rằng chúng tôi có thể mang đến những sản phẩm đặc biệt nhất có thể cho khán giả Việt Nam.

Với dòng tài liệu, thực ra lại khá kén người xem, và đây cũng là lợi ích của một số OTT đang có mặt tại Việt Nam. K+ được dự đoán sẽ đầu tư bao nhiêu vào nội dung này?

Mặc dù chúng tôi chủ yếu sản xuất phim truyền hình, nhưng tôi tin rằng trong những năm tới, chúng tôi sẽ có nhiều dự án về dòng phim tài liệu hơn.

Trên thực tế, khán giả rất quan tâm đến nội dung của phim tài liệu. Cùng với nội dung về thể thao, chúng tôi cũng đã sản xuất bộ phim tài liệu đầu tiên về âm nhạc với nhóm nhạc Bức Tường và tạo được nhiều tiếng vang.

Chúng tôi vui mừng vì thành công của bộ phim và thậm chí cảm thấy tựu lớn hơn khi bộ phim tài liệu này nhận được giải thưởng quốc gia. Điều đó thôi thúc chúng tôi tiếp tục sản xuất phim tài liệu. Tuy nhiên, trong thời gian hiện tại, chúng tôi vẫn tập trung chủ yếu vào việc sản xuất phim truyền hình.

CEO K+ Thomas Jayet: Nội dung “thuần Việt” có lượt xem gấp 10-15 lần một số nội dung hay nhất của Hàn Quốc - Ảnh 3.

K+ đã nhiều lần nhấn mạnh vào việc phát triển nội dung "thuần Việt" trong các bài phỏng vấn trước đây. Điều này có ý nghĩa như thế nào với khán giả Việt Nam?

Theo tôi, điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Chúng tôi có thể quan sát dữ liệu trong thời gian thực và biết được tác động của chúng với nền tảng K+ hiện tại. Chúng tôi có số lượt xem cao gấp 10–15 lần so với nội dung giải trí "thuần Việt" đối với các nội dung hay nhất của Hàn Quốc.

Theo tôi, chúng ta cần một nhà sản xuất nội địa để sản xuất nội dung thuần Việt, trong bối cảnh hiện nay có rất nhiều nền tảng nước ngoài đang cố gắng đẩy mạnh nội dung của họ, chẳng hạn như một số nước phương Tây hoặc châu Á. Tôi tin rằng chúng ta có tiềm năng và điều quan trọng là chúng ta luôn quan tâm đến việc phát triển nội dung Việt. Đây là tất cả những gì chúng tôi dự định làm với sự hỗ trợ của Tập đoàn Canal+.

Chúng tôi cũng rất tự hào khi đã có thể "xuất khẩu" nội dung của mình tới hơn 140 quốc gia. Điều này thể hiện tiềm năng của Việt Nam và chúng ta cần phải nỗ lực để hiện thực hóa nó.

Việc phát triển các nội dung thuần Việt hiện nay đang gặp phải những khó khăn gì?

Để đảm bảo mọi dự án bắt đầu thuận lợi, chúng tôi phải tập trung rất nhiều vào việc phát triển vì mọi thứ đều có khởi đầu tốt. K+ là truyền hình trả tiền, vì vậy chúng tôi luôn cố gắng tạo ra nội dung mới lạ và sản xuất nội dung đặc biệt cho khán giả xem truyền hình K+. Chúng tôi luôn ghi nhớ điều này.

Chúng tôi phải quan tâm đến môi trường trong nước vì mọi thứ đều phát triển rất nhanh trên mạng xã hội. Chúng tôi luôn đảm bảo mình đi đúng hướng và thậm chí phải dự đoán trước các xu hướng tương lai. Đây là một thách thức đáng kể đối với chúng tôi.

K+ từng tuyên bố trong các thông điệp được phát ra rằng công ty đặt mục tiêu dẫn đầu trong sản xuất chương trình truyền hình chất lượng cao. Mục tiêu dẫn đầu này đang được hiện thực hóa như thế nào? "Vũ khí chiến lược" sẽ là gì?

Như tôi đã đề cập, chúng tôi bắt đầu với tiêu chuẩn rất cao. Đây là về những người quan tâm đến nội dung hơn là tiền bạc. Chúng tôi quan tâm đến việc hợp tác với những cá nhân tài năng nhất ở Việt Nam.

Ví dụ, khi thực hiện bộ phim truyền hình "Trại Hoa Đỏ", chúng tôi làm việc với đạo diễn Victor Vũ, hình ảnh và sản xuất của bộ phim đều có chất lượng rất tốt. Chúng tôi quan tâm đến hình ảnh, kịch bản, chất lượng quay phim và sản xuất. Chúng tôi luôn đảm bảo rằng mình đã làm việc theo chiến lược đề ra mọi lúc.

Trên thực tế, các OTT đã thu hút một lượng khá lớn khách hàng Việt Nam, phần lớn trong số họ là khách hàng trẻ ở thành thị. Vậy chiến thuật của K+ là gì? Giành lại thị phần từ họ, hay mở rộng ra nhóm khách hàng ở nông thôn? Điều này thể hiện như thế nào thông qua chiến thuật phát triển nội dung?

Trước hết, bên cạnh mảng kinh doanh cốt lõi là truyền hình vệ tinh, chúng tôi cũng sử dụng OTT. Thay vì DTH, OTT là mảng kinh doanh mới của chúng tôi hiện tại thiên về OTT.

Ứng dụng K+ đã có sẵn trên tất cả Smart TV, điện thoại và các đối tác bên ngoài kể từ năm ngoái và chúng tôi đã tăng tốc rất nhiều về mảng OTT. Chúng tôi đảm bảo rằng các bộ phim truyền hình cũng sẽ có sẵn trên TV vì mọi người thường muốn thưởng thức nội dung phù hợp với nhu cầu của mình.

Khi nhiều khách hàng trẻ tuổi đến với K+, chúng tôi có cơ hội. Khi đó, chỉ cần một sản phẩm hay sẽ giúp bạn nổi tiếng ngay lập tức vì mọi người thường quan tâm nhiều đến nội dung hơn là nền tảng. Chúng tôi có thể đảm bảo đạt được mục tiêu của mình nhờ khả năng tiếp cận OTT.

CEO K+ Thomas Jayet: Nội dung “thuần Việt” có lượt xem gấp 10-15 lần một số nội dung hay nhất của Hàn Quốc - Ảnh 4.

Nếu nói về thị trường, các nền tảng truyền hình trả tiền ở Việt Nam hiện đang cạnh tranh bằng cách nào là chính? Giá, nội dung, công nghệ, hay điều gì khác?

Khả năng tiếp cận là ưu tiên đầu tiên vì giờ đây mọi thứ quá đơn giản. Điều khán giả muốn là xem những nội dung chất lượng tốt chỉ bằng một vài cú nhấp chuột. Vì vậy, đây là những gì chúng tôi làm trên cả điện thoại và Smart TV.

Sau đó, tất nhiên, nội dung phải cung cấp giá trị phù hợp với số tiền khách hàng bỏ ra. Đây cũng là điều mà chúng tôi quan tâm tại K+. Chúng tôi chọn đưa ra các gói truyền hình "mềm" vì chúng chủ yếu tập trung vào giải trí.

Hầu hết các nền tảng OTT đều cung cấp cùng một loại nội dung, nhưng chúng tôi muốn tạo ra sự khác biệt với những nội dung độc quyền chỉ có trên K+. Do đó, chúng tôi có thể tạo ra sự khác biệt và thu hút thêm người dùng đăng ký.

Các công ty truyền hình trả tiền trong nước đang gặp khó khăn gì khi cạnh tranh với các OTT? Và K+ định vượt qua điều đó như thế nào?

Tôi tin rằng thị trường OTT ở Việt Nam vẫn còn rất khó khăn. Họ tin rằng mình có thể trở thành vị vua mới của OTT vì có quá nhiều nền tảng đang cố gắng cạnh tranh với nhau. Do đó, cạnh tranh sẽ rất khó khăn và có thể ở một số điểm, chúng ta còn có sự cạnh tranh đến từ những "ông lớn" bên ngoài như Mỹ chẳng hạn. Họ cũng rất quan tâm đến thị trường Việt Nam.

Vấn đề không chỉ là chúng tôi phải đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận, mà khi chúng tôi kiếm được tiền, chúng tôi cũng có thể đầu tư vào việc sản xuất nội dung địa phương ở Việt Nam. Theo tôi, điều này không chỉ tốt cho K+ mà còn tốt cho cả việc phát triển nội dung bản địa trong tương lai.

Cảm ơn ông!

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống