Theo đó, một cô gái 28 tuổi òa khóc giữa cửa hiệu giày dép gần đây đã xảy ra ở Thiệu Hưng, Chiết Giang, Trung Quốc vì bố mẹ cô không cho cô tiền mua giày dép. Được biết, một gia đình ba người bao gồm hai vị phụ huynh lớn tuổi và cô con gái khoảng 28 tuổi đến cửa hiệu giày dép. Sau khi quyết định, cô gái cũng ưng ý một đôi giày trông khá xịn, nhưng ngay lập tức, bố mẹ cô trở nên khó chịu và không hài lòng với giá của đôi giày này.
Theo ý kiến của hai vị phụ huynh, con gái không cần mua giày với giá lên tới 200 tệ (khoảng 685 nghìn VNĐ), chỉ cần mua một đôi mang được và phù hợp với vóc dáng là được. Bố mẹ cô còn lấy chính mình ra so sánh để khuyên nhủ con nên chọn đôi khác rẻ hơn, nói rằng từ đó đến giờ bố mẹ cũng chỉ chọn một đôi vừa vặn không quá đắt tiền là đủ dùng rồi.

Cô con gái (áo trắng) khóc lóc, bất lực vì bố mẹ không cho cô mua đôi giày mà cô yêu thích. Ảnh: Sohu
Cô con gái nhất thời mất kiểm soát cảm xúc ngay giữa cửa hiệu, điều này khiến nhân viên trong tiệm và các vị khách khác cũng bối rối. Khi bố mẹ bày tỏ ý không hài lòng về đôi giày trị giá 200 tệ mà mình yêu thích, cô đột nhiên lên tiếng và ngồi bệt xuống đất khóc lóc mặc dù xung quanh đang có rất nhiều người.
Được biết, sau bao năm đi làm, cô con gái nhận được tất cả tiền lương của mình dưới dạng một điều gửi cho bố mẹ để họ cất hộ. Cô cũng muốn đưa tiền tiêu vặt của riêng mình cho bố mẹ để bố mẹ không sử dụng hoang phí, chỉ khi nào cần mới đánh tiếng nhờ bố mẹ đưa lại cho một số tiền đủ dùng.
Cô gái sau nhiều năm đi làm vất vả mong muốn tự thưởng cho mình một món quà xứng đáng, mặc dù cô đã bày tỏ mong muốn với bố mẹ mình, nhưng họ vẫn không đồng ý đưa tiền cho cô vì bố mẹ cô khăng khăng rằng một đôi giày có giá 200 tệ là quá đắt. Vì một năm cũng mua nhiều lần, nên chỉ cần một mức giá rẻ là đủ. Con gái nên tiết kiệm tiền, không nên lãng phí.
Về phía chủ cửa hàng, sau khi sự việc trên xảy ra, cô cũng thông cảm cho 2 vị phụ huynh lớn tuổi và ngỏ ý giảm giá 10% cho đôi giày để cả hai bên đều vui vẻ. Tuy nhiên, chủ cửa hàng không ngờ rằng bố mẹ cô gái vẫn một mực từ chối.
Cô con gái 28 tuổi liên tục khóc và ấm ức, và mặc dù cô chỉ muốn đầu tư tiền của mình vào một món đồ tốt, nhưng bố mẹ cô lại ngăn cản, liệu có quá đáng hay không?

Khi cha mẹ không cho cô tự quyết định, cô gái lớn tiếng với họ. Ảnh: Sohu
Sau khi video trên được tải lên mạng xã hội, đã có rất nhiều cuộc thảo luận sôi nổi của cư dân mạng. Theo một số người dùng mạng, mặc dù có sự khác biệt về tuổi tác và ý thức về tiền bạc, nhưng hành động của 2 vị phụ huynh lớn tuổi với cô con gái mình cũng có phần hơi quá đáng. Dù sao thì cô ấy cũng đã 28 tuổi rồi và có quyền tự quyết định mua những món đồ mình yêu thích.
Hệ lụy từ việc cha mẹ kiểm soát con cái quá mức
Câu chuyện trên của cô gái chính là một ví dụ điển hình của việc cha mẹ kiểm soát con cái quá mức khi con còn nhỏ, có thể dẫn đến tác động tiêu cực khi con lớn lên như chính câu chuyện trên.

Kiểu "cha mẹ trực thăng" còn được gọi là kiểm soát con cái quá mức. Tiến sĩ Haim Ginott đã sử dụng khái niệm này vào năm 1969 để mô tả những bậc phụ huynh thường xuyên kiểm soát, theo dõi con cái quá mức về mọi khía cạnh trong cuộc sống của trẻ. Hình ảnh trực thăng ám chỉ việc cha mẹ sẽ theo dõi và đi theo con 24/24.
Nhà tâm lý Emily Loeb thuộc Đại học Virginia, Hoa Kỳ, đã từng thực hiện một nghiên cứu kéo dài 19 năm về những tác động tiêu cực của việc kiểm soát con cái quá mức. Kết quả của nghiên cứu cũng đã được công bố trên tạp chí Child Development, cho thấy "Việc nuôi dạy quá độc đoán của cha mẹ sẽ gây những tác động tiêu cực đến tâm lý con trong suốt quãng đời sau này."
Việc con cái bị kiểm soát quá mức từ khi nhỏ sẽ khiến chúng mất dần khả năng tự giải quyết vấn đề, luôn phụ thuộc vào cha mẹ và không có sự lựa chọn tự do khi chúng lớn lên. Những quyết định dù là nhỏ nhặt cũng phải được cha mẹ xem xét cẩn thận, điều này khiến cho trẻ dần bị mất đi lòng tự trọng.
Ngay cả việc kết hôn, hạnh phúc cả đời của con cái, thậm chí nhiều gia đình có cách dạy quá khắt khe. Đôi khi mọi người xung quanh có thể nhìn vào sẽ cảm thấy ngưỡng mộ và ao ước có được một gia đình tâm lý, chu toàn tất cả mọi việc. Tuy nhiên, những đứa trẻ đã phải chịu đựng rất nhiều khó khăn về mặt tinh thần bên trong và thậm chí có những trường hợp lựa chọn cái chết để tự giải thoát.
Hy vọng các bậc cha mẹ sẽ có sự quan tâm, chăm sóc và quản lý con một cách hợp lý; đừng rơi vào tình trạng kiểm soát con cái quá mức sẽ vô tình trở thành một "liều thuốc độc" và để lại hậu quả tiêu cực cho con sau này như câu chuyện trên của cô gái.
Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống