Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 15/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
Hệ thống ngân hàng Techcombank bị gián đoạn |
Theo Dự thảo, các ngân hàng và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chỉ được gián đoạn toàn bộ dịch vụ thanh toán trực tuyến tối đa 4 giờ trong một năm. Mỗi lần gián đoạn cũng chậm được vượt quá 30 phút, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc bảo trì hệ thống đã thông báo trước 3 ngày.
Quy định này xuất phát từ thực tế người dân phàn nàn về tình trạng ứng dụng ngân hàng thường xuyên báo lỗi, đặc biệt trong các dịp cao điểm như lễ Tết. Nhiều khách hàng bức xúc khi giao dịch bị treo tiền mặc dù tài khoản đã bị trừ tiền nhưng bên nhận chưa nhận được.
Kinh nghiệm từ các nước cho thấy Singapore và Trung Quốc đều áp dụng quy định tương tự về thời gian gián đoạn tối đa 4 giờ mỗi năm. Một số nước EU còn nghiêm ngặt hơn với yêu cầu chỉ 15 phút mỗi lần sự cố.
Dự thảo nêu rõ, khi xảy ra sự cố gây gián đoạn quá 30 phút, các tổ chức tài chính phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước trong vòng 4 giờ. Sau khi khắc phục xong, họ có 3 ngày làm việc để gửi báo cáo đầy đủ về nguyên nhân và biện pháp xử lý.
Việc yêu cầu báo cáo nhanh chóng giúp cơ quan quản lý nắm bắt tình hình và có biện pháp hỗ trợ kịp thời, đồng thời tăng trách nhiệm của các ngân hàng trong việc đảm bảo chất lượng dịch vụ.
Dự thảo yêu cầu ngân hàng phải hiển thị đầy đủ số tài khoản và tên chính xác của khách hàng khi thực hiện giao dịch. Quy định này nhằm ngăn chặn tình trạng lợi dụng tên tài khoản giả mạo để lừa đảo.
![]() |
Bộ ba MobiFone, Techcombank và One Mount rót 300 tỷ vào cuộc đua fintech |
Trước đây, một số ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng biệt danh thay cho tên thật, tạo cơ hội cho kẻ xấu đặt tên giống thương hiệu uy tín để thực hiện hoạt động lừa đảo. Việc sử dụng biệt danh cũng dẫn đến nguy cơ chuyển nhầm tiền do hiển thị thông tin thiếu chính xác.
Dự thảo bỏ cụm từ "giấy chứng minh nhân dân còn thời hạn" khỏi danh sách giấy tờ tùy thân được chấp nhận. Thay vào đó, các ngân hàng chỉ nhận thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước và căn cước điện tử.
Sự thay đổi này phù hợp với Luật Căn cước và Nghị định số 69/2024/NĐ-CP khi Chính phủ đã ngừng cấp chứng minh nhân dân từ năm 2021.
Các doanh nghiệp bưu chính cung ứng dịch vụ chuyển tiền phải thu thập đầy đủ thông tin định danh khách hàng bao gồm tên, địa chỉ, số giấy tờ tùy thân, mã số doanh nghiệp (nếu là tổ chức) và số điện thoại.
Người gửi và nhận tiền đều phải xuất trình giấy tờ tùy thân, trong trường hợp ủy quyền cần có văn bản ủy quyền hợp pháp. Các doanh nghiệp phải có biện pháp kiểm tra, đối chiếu và lưu trữ thông tin theo quy định pháp luật.
Dựa thảo bổ sung 13 nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ thu hộ, chi hộ. Các nội dung này bao gồm thời hạn xử lý giao dịch, phạm vi dịch vụ, biện pháp đảm bảo an toàn, quyền nghĩa vụ các bên và trách nhiệm xử lý khiếu nại.
Quy định này tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho các bên, đảm bảo quyền lợi khách hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ thu hộ, chi hộ đang phát triển mạnh tại Việt Nam.
Các thay đổi trong dự thảo Thông tư thể hiện quan điểm của Ngân hàng Nhà nước trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và thúc đẩy sự phát triển bền vững của hệ thống thanh toán điện tử tại Việt Nam.
![]() Ngày 25/10, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức lễ khởi động đánh dấu ... |
![]() Với tốc độ triển khai chỉ trong 6 tháng, nhanh gấp 3 lần so với chuẩn ngành, phiên bản ngân hàng số OCB OMNI với ... |
![]() Trên cơ sở đầu tư vào Backbase, hoàn tất chuyển đổi 100% khách hàng chỉ trong 3 tháng, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) đã ... |
Theo tạp chí Điện tử và Ứng dụng
Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống