Hàm Hương hay còn gọi là Dung phi Hòa Trác thị là phi tần của hoàng đế Càn Long. Theo truyền thuyết kể lại, ngay từ khi sinh ra thân thể nàng đã tỏa ngát hương thơm giống như một bông hoa vậy. Hương thơm trên cơ thể nàng còn lấn át cả hoa cỏ, cuốn hút cả đàn bướm vây quanh mình.
Mỹ nhân có cơ thể tỏa mùi hương
Hàm Hương sinh ra trong gia tộc Hòa Trác, thuộc dân tộc Duy Ngô Nhĩ, Tân Cương, nên còn gọi là Hòa Trác Thị. Anh trai nàng là Đồ Nhĩ Đô, thủ lĩnh thứ 29 của Hồi Bộ.
Năm 1760, sau khi dẹp loạn ở Hồi Bộ, Đồ Nhĩ Đô cùng các trợ thủ của mình tới Bắc Kinh, được vua Càn Long tiếp đón nồng hậu và phong làm Nhất đẳng đại cát. Em gái Đồ Nhĩ Đô khi đó 27 tuổi cũng được vào cung, được phong làm Hòa quý nhân, chính là Hàm Hương. Càn Long sau khi thống nhất Tân Cương liền yêu cầu liên hôn vì mục đích chính trị.
Cũng có tài liệu ghi chép rằng, Hàm Hương được nhập cung năm 1756.
Khi vào cung, Hòa Trác thị đã 27 tuổi, so với những phi tần mỹ nữ nhập cung theo quy cách chính thống thì quả thực đã lớn tuổi.
Thế nhưng, nhờ vẻ đẹp diễm lệ, sắc vóc yểu điệu và mùi hương cơ thể cuốn hút, Hòa Trác thị lập tức được Càn Long phong làm quý nhân.
Do được Càn Long sủng ái, dù đã nhập cung nhưng Dung Phi vẫn giữ phong cách quê nhà, mặc trang phục dân tộc, ăn thức ăn được đầu bếp người Duy Ngô Nhĩ nấu riêng. Những điều này đủ để chứng minh, Càn Long thật sự vô cùng yêu chiều Dung phi.
Phi tần chỉ được sủng hạnh 1 lần
Thế nhưng, theo ghi chép trong lịch sử, Dung phi dù được Càn Long chiều chuộng nhưng ngài chỉ sủng hạnh nàng duy nhất một lần. Dung phi sống tới 55 tuổi thì qua đời nhưng suốt những năm tháng làm phi tần nàng chưa bao giờ mang thai. Lý do phía sau là gì?
Theo ghi chép trong “Thanh sử cảo”, Dung phi bị bệnh nấm da chân. Do đó, dù thân thể của Dung phi có mùi thơm quyến rũ, nhưng bàn chân của nàng lại có mùi hôi rất khó ngửi. Tuy nhiên vì ngày thường nàng đi giày rất kín nên mọi người đều không ngửi được mùi hôi này.
Dung phi chỉ cởi giày khi đi ngủ hoặc đi tắm. Lần đầu Càn Long sủng hạnh Dung phi, ngài đã bị mùi hôi này làm cho khó chịu nên từ sau lần đó, hoàng đế không bao giờ thị tẩm nàng nữa.
Dù không sủng hạnh Dung phi nhưng Càn Long vẫn luôn đối xử rất tốt với nàng. Năm 1765, vua Càn Long đi thị sát phía nam, mang theo hơn 1.000 người trong hoàng tộc, trong đó có Hàm Hương. Trên đường đi, vua vô cùng sủng ái nàng, tặng nàng hơn 80 loại món ăn. Vẻ đẹp và tình yêu quê hương của Hàm Hương khiến vua càng thêm yêu thương và tín nhiệm nàng. Năm 1768, hoàng thái hậu phong nàng làm Dung phi và tặng nàng quần áo và trang sức triều Mãn Châu.
Hoàng hậu qua đời, vua Càn Long không muốn lại lập hậu. Năm 1775, hoàng quý phi bị ban tội chết, còn mỗi Dung phi là người có địa vị cao nhất trong cung, được vua coi trọng.
Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống